Căn cứ vào quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 74 - 78)

7. Ý nghĩa của luận văn

3.1.1. Căn cứ vào quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Điều này được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình về cải cách hành chính của đất nước.

Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT trong các CQNN hết sức cụ thể, thiết thực, như: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của CQNN; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt dộng của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, Luật An toàn thông tin và Nghị quyết số 36a/NQ- CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT.

Căn cứ đề ra giải pháp ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dựa trên các quan điểm và định hướng sau:

Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ các nội dung hiện đại hoá hành chính:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020; 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc;

- Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; đa số các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;

- Ứng dụng CNTT - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;

- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử hành chính;

- Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách TTHC.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ "tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân và doanh nghiệp”

Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trịvề đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đề ra các mục tiêu gồm:

- Đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin;

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia đồng bộ, hiện đại;

- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; - Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế tri thức;

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới;

- Tăng cường hợp tác quốc tế.

Chính phủ đặt nhiệm vụ trọng tâm tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ thông tin trong xã hội, bảo đảm công nghệ thông tin là một trong các nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng các cấp. Đặc biệt, sẽ xây dựng và đưa vào khai thác Hệ thống Cổng thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. [1]

Cũng theo kế hoạch của Chính phủ, sẽ thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế, kỹ thuật, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, xây dựng, điện, thuế, hải quan, tư pháp.

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 về việc Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/4/2014 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tổ chức nhân rộng mô hình tiêu biểu Chính quyền điện tử”.

Quyết định 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình Chương trình Quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động

của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020, có nêu rõ “Ứng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, cơ chế một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ: Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến về tổng kết và nhân rộng triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện" Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần quan tâm chỉ đạo một cách quyết liệt hơn nữa việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; xây dựng, trang bị cơ sở vật chất; phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trợ cấp, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức thực hiện công vụ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại".

3.1.2. Căn cứ vào thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bên cạnh việc căn cứ theo những quan điểm, định hướng mục tiêu của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các giải pháp của đề tài còn được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn và đánh giá ưu điểm, hạn chế còn tồn tại để đề xuất các giải pháp ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Về ưu điểm

- Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Cơ sở vật chất được chú trọng cải tạo và nâng cấp theo hướng ngày càng hiện đại hoá phục vụ người dân tốt hơn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

- UBND thành phố luôn tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được tham gia đóng góp ý kiến sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Về hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông bao gồm các nội dung như sau:

- Chưa có văn bản của cơ quan Trung ương quy định chính thức và cụ thể về ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Cơ sở vật chất được trang bị để ứng dụng CNTT chưa hoàn thiện.

- Việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ hành chính bước đầu còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc công khai thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử chưa thu hút được sự quan tâm của người dân

- Công tác tập huấn áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức còn gặp nhiều khó khăn

- Cung ứng dịch vụ công trực tuyến mặc dù đã tích cực triển khai nhưng cơ bản vẫn cung ứng ở mức độ 1 và mức độ 2.

Đồng thời các giải pháp cũng được dựa trên những nguyên nhân của hạn chế của ứng dụng CNTT trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một như:

- Công tác tuyên truyền thông tin TTHC đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả

- Trang thiết bị đã hư hỏng cần phải sửa chữa, thay mới, một số thiết bị còn thiếu chưa được trang bị kịp thời

- Một bộ phận cán bộ, công chức vẫn giữ thói quen làm việc cũ, chưa tiếp cận việc ứng dụng CNTT trong quá trình giải quyết TTHC

- Sự phối hợp giữa các cơ quan trong ứng dụng CNTT chưa đồng bộ, thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)