7. Ý nghĩa của luận văn
1.3. Kinh nghiệm của các nước và một số địa phương ở nước ta về ứng dụng
1.3. Kinh nghiệm của các nước và một số địa phương ở nước ta về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử tại Áo và Na uy
* Kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử tại Áo
Các hoạt động đầu tiên để thiết lập việc quản trị điện tử của chính phủ Áo đã được thực hiện vào giai đoạn 1995-1996. Từ đó, Chính phủ Áo đã xây dựng được một chính phủ điện tử khá tốt thông qua một số sáng kiến khác như chữ ký điện tử và xác thực cho công dân. Năm 2003, Chính phủ Liên bang đã khởi động một chiến lược quốc gia về Chính phủ điện tử, đặt ra các ưu tiên cho sự phát triển nhanh chóng của chính phủ điện tử ở Áo và nhằm đạt được vị trí hàng đầu trong Liên minh châu Âu. Những mục tiêu chính của chính phủ điện tử Áo hướng đến để giải quyết là:
- Các tổ chức có giao dịch hành chính với các cơ quan được thực hiện dưới dạng điện tử;
- Công dân xử lý các vấn đề hành chính với cơ quan có thẩm quyền được thực hiện dưới dạng điện tử;
- Phát triển cơ sở hạ tầng truyền thông an toàn cho người dân, tổ chức và các cơ quan hành chính;
- Phát triển các khái niệm nhận dạng điện tử, ví dụ: Chữ ký điện tử, xác nhận điện tử.
- Hợp tác với các nhà hoạch định chính sách của chính phủ liên bang, các tỉnh, chính quyền địa phương, các đô thị, các cơ quan bảo hiểm xã hội và khu vực tư nhân
Kiến trúc tổng thể quốc gia của Áo dựa trên ba trụ cột cơ bản:
- Một khung pháp lý rõ ràng có thể hiểu dễ dàng và do đó có thể nhanh chóng trở thành một phần của nhận thức cộng đồng,
- Các hệ thống và dịch vụ an toàn và bền vững như là điều kiện tiên quyết để thực hiện trên phạm vi toàn quốc, của công dân trong các dịch vụ hành chính điện tử.
- Sử dụng công nghệ bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn mở và các giao diện mở để đảm bảo thích nghi liên tục với công nghệ mới [9].
* Kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử tại Na uy
Chính phủ Na Uy từ lâu đã tích cực sử dụng ICT trong khu vực công, nhờ đó đã nâng cao chất lượng dịch vụ công và hiện đại hóa chính phủ. Chính sách xã hội thông tin của chính phủ tập trung vào các vấn đề chính sau:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của chính phủ Na Uy trong phát triển ICT, - Sử dụng ICT để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội và
- Làm cho lợi ích của xã hội thông tin đến với tất cả mọi người.
Tại Na Uy, Bộ Quản lý và Cải cách Chính phủ có trách nhiệm xây dựng, ban hành các chính sách quốc gia về phát triển và điều phối việc sử dụng ICT và các biện pháp khác giúp chính phủ hoạt động có tính hiệu quả hơn. Mỗi tổ chức chính phủ đều chịu trách nhiệm về việc mua sắm và phát triển các giải pháp ICT. Chính vì vậy đã dẫn đến các dịch vụ điện tử phối hợp, liên ngành, liên cơ quan kém. Cần cải thiện tương tác giữa các tổ chức chính phủ trong khu vực công, nhưng không có yêu cầu chung đối với việc lập kế hoạch phát triển chính phủ điện tử trong từng Bộ, cơ quan và mỗi bộ và cơ quan đều phải đưa tầm nhìn chung vào các kế hoạch hành động cụ thể. Các mục tiêu quốc gia về Chính phủ điện tử đã không được đưa vào các mục tiêu và mục đích rõ ràng cho các bộ và cơ quan.
Chính phủ Na Uy đã thành công trong việc phát triển các khung trực tuyến cần thiết, tăng cường hợp tác giữa các khu vực công và trao đổi kinh nghiệm thực
hiện chính phủ điện tử. Với dự án eNorway, chính phủ đã thành công trong việc thiết lập một khung đo lường tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội thông tin, nhưng lại không có khung nhiệm vụ của chính phủ để theo dõi tiến độ và đánh giá tác động của các sáng kiến chính phủ điện tử.
Dự án Chính phủ điện tử Na Uy hướng đến một khu vực cộng đồng mở, dễ dàng tiếp cận và có sự liên kết chặt chẽ với các dịch vụ kỹ thuật số và tích hợp, nhằm mục đích hợp lý hóa và giải phóng nguồn lực thông qua việc sử dụng ICT. Chính sách của chính phủ dựa trên các tiêu chuẩn mở và việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở được triển khai rộng rãi hơn. [9]
1.3.2. Xây dựng mô hình “Một cửa điện tử” tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng “Một cửa điện tử”. Từ ngày 15 tháng 12 năm 2008, hệ thống “Một cửa điện tử” chính thức được đưa lên trang thông tin điện tử thành phố.
Qua hệ thống này mọi người dân biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn thành phố, của từng quận huyện, sở ngành tham gia. “Một cửa điện tử” cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép. Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng điện thoại, tin nhắn qua “Một cửa điện tử”. “Một cửa điện tử” là công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo giám sát các dịch vụ công.
Ngoài việc truy cập website và sử dụng điện thoại qua hệ thống một cửa điện tử người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các quận huyện, sở ngành qua các hệ thống mã vạch hoặc kiosk với màn hình cảm ứng. Người dân được cung cấp thông tin ở mọi nơi, 24/7 và không phụ thuộc vào tinh thần làm việc hay thái độ của cán bộ nhà nước. Để có thể cung cấp thông tin cho “Một cửa điện tử”, từ năm 2005 thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện chương trình chính phủ điện tử với việc ứng dụng CNTT bắt đầu từ các quận huyện.
Nội dung cơ bản sau của ứng dụng CNTT gồm:
- Chuyển từ xử lý hồ sơ bằng tay sang xử lý bằng máy tính; - Kết nối các máy tính riêng lẻ vào một hệ thống máy tính.
Đã có 17 phần mềm được triển khai đại trà phục vụ ứng dụng CNTT gồm: - 04 phần mềm xây dựng môi trường làm việc điện tử (G2E);
- 05 phần mềm dịch vụ công (G2C và G2B); - 03 phần mềm về quản lý xây dựng;
- 05 phần mềm quản lý đất đai (ứng dụng GIS)
Tiến hành đánh giá, hoàn chỉnh các phần mềm ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai xây dựng đảm bảo phù hợp nhu cầu quản lý. Hiện có 20/24 quận, huyện vận hành chính thức các phần mềm quản lý hành chính; 12/24 quận, huyện đã đưa vào sử dụng các phần mềm về quản lý xây dựng.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là đơn vị đi đầu trong cấp phép trực tuyến. Cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có trên 50% doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Hình thức phục vụ này đã giảm thời gian chờ đợi, đi lại của người dân; giảm được áp lực lên cơ quan cấp phép, giảm áp lực lên giao thông.
Hiện nay các quận, huyện cấp 52 loại giấy phép thì đã có 50 loại thuộc 6 lĩnh vực được ứng dụng CNTT. Từ lúc nhận hồ sơ, chuyển qua xử lý và cấp giấy phép đều được thực hiện trên mạng máy tính. Thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ được lưu giữ tự động trong quá trình xử lý và được đưa lên “Một cửa điện tử” để công bố công khai. Việc này đã làm minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước.
1.3.3. Áp dụng phần mềm cải cách TTHC tại thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, Đà Nẵng là thành phố luôn đi đầu về chỉ số cải cách hành chính nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016. Đây không còn là điều bất ngờ, bởi hơn 5 năm qua, thành phố luôn nỗ lực tạo ra sự thay đổi không phải vì mục tiêu giữ vững thứ hạng đầu, quan trọng hơn là hướng đến bộ máy hành chính gọn nhẹ, khoa học, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức tận tụy, hết mình phục vụ nhân dân.
Kết quả cải cách hành chính năm 2016 thể hiện mục tiêu chiến lược của thành phố, đó là hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, thông minh; người dân, doanh nghiệp ở vị trí trung tâm để được phục vụ. Vì vậy, cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính ở Đà Nẵng thực hiện ngày càng hiệu quả, giảm dần tình trạng đùn đẩy trách nhiệm gây ra sự chậm trễ, kéo dài. Đột phá trong công tác cải cách hành chính tại Đà Nẵng chính là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý Nhà nước được triển khai ngày càng đồng bộ từ chính quyền thành phố đến cơ sở, trong đó nổi bật là áp dụng phần mềm cải cách TTHC.
Phần mềm cải cách TTHC được UBND TP. Đà Nẵng chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 19/12/2012 với địa chỉ là: http://cchc.danang.gov.vn.
Mục tiêu của phần mềm cải cách TTHC là tạo kênh giám sát và đề xuất giải pháp để chấn chỉnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Phần mềm là một trong những công cụ hữu hiệu để theo dõi, đánh giá quá trình triển khai công tác cải cách TTHC.
Đối với cơ quan, phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch, báo cáo phục vụ công tác đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính trực tuyến. Như vậy tiết kiệm được chi phí in ấn, nhân bản, văn thư, thời gian gửi từ các đơn vị về Sở Nội vụ và các đầu mối quận, huyện, sở, ngành và cơ quan Trung ương khác. Bên cạnh đó toàn bộ dữ liệu về cải cách hành chính được tích hợp trên phần mềm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành.
Đối với người dân, phần mềm có chức năng khảo sát mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ hành chính công. Toàn bộ “gương mặt” của các cán bộ, công chức của Thành phố đều được tích hợp trên phần mềm. Công dân có thể đánh giá cán bộ, công chức trên bất cứ một thiết bị di động nào có kết nối Internet. Từ đó, mỗi cán bộ, công chức tự có ý thức hơn về trách nhiệm và thái độ phục vụ vì đã có công cụ giám sát chặt chẽ.
Trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong cộng đồng, hướng những người dân Đà Nẵng trở thành công dân điện tử. Bên cạnh đó, Đà Nẵng dự kiến sẽ chuyển giao cho các thành phần ngoài khu vực công đảm nhận những dịch vụ hành chính mà nhà nước không cần thiết quản lý để nâng cao chất lượng phục vụ.
Đồng thời, thành phố cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến mục tiêu 90% các cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện văn phòng điện tử; giảm thiểu giấy tờ giao dịch hành chính, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý giữa các cấp; xây dựng cách thức điều hành trực tuyến.
1.3.4. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn đầu của lộ trình xây dựng chính quyền điện tử trong toàn tỉnh. 100% các cơ quan thuộc UBND tỉnh và 10/10 huyện, thành phố đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành qua mạng (05 huyện liên thông tới cấp xã). 10/10 huyện, thành phố, 100% các Sở, ngành có thủ tục hành chính công đã triển khai Một cửa điện tử; 8 huyện liên thông đến cấp xã, 01 sở liên thông đến cấp huyện; 50% xã đã triển khai Một cửa điện tử.
Từ những kết quả đạt được trong quá trình tổ chức ứng dụng CNTT ở tỉnh Bắc Giang, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Hiệu quả trong việc xác định được chiến lược, định hướng được mô hình ứng dụng CNTT của tỉnh Bắc Giang, cụ thể là việc xác định các mục tiêu mà mục tiêu chung trong ứng dụng CNTT của Bắc Giang chính là xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử theo mô hình tập trung thống nhất, liên thông và tích hợp dữ liệu trong toàn tỉnh. Toàn tỉnh Bắc Giang chỉ có một trung tâm tích hợp dữ liệu chung phục vụ cho tất cả các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, hình thành một cơ sở dữ liệu chung toàn tỉnh.
Mô hình đó rất gần gũi với cách thức cung cấp dịch vụ CNTT cho các cơ quan, doanh nghiệp và công dân. Các đơn vị chỉ lo sử dụng dịch vụ ứng dụng CNTT do Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp, không quá bận tâm đầu tư hạ
tầng, quản trị thiết bị và dữ liệu của đơn vị mình, giảm tải công việc cho cán bộ chuyên trách CNTT các cấp, các ngành. Mô hình đó sẽ tiết kiệm chi phí khoảng 90% nếu đầu tư phân tán: mỗi Sở, mỗi huyện, mỗi xã đều có máy chủ để cài đặt các phần mềm ứng dụng cho đơn vị mình.
- Tổ chức ứng dụng CNTT thành phong trào nhân rộng trong toàn tỉnh, cụ thể: năm 2010 toàn tỉnh tập trung xây dựng trang thông tin điện tử; năm 2012-2013 triển khai phần mềm Một cửa điện tử; năm 2014 nâng cao chất lượng Một cửa điện tử. Nhờ cách đó, Bắc Giang triển khai ứng dụng CNTT rất nhanh.
- Khuyến khích cán bộ của Sở viết phần mềm, đặc biệt là các phần mềm dùng chung cho các cơ quan nhà nước. Đến nay cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông của Sở đã viết được một số phần mềm dùng chung đưa vào sử dụng trong toàn tỉnh như: Phần mềm Một cửa điện tử, Phần mềm Trang thông tin điện tử. Nhờ chủ trương trên, Sở chủ động trong việc triển khai ứng dụng CNTT, dễ dàng nâng cấp phần mềm theo yêu cầu sử dụng cho từng đơn vị, hạ giá thành sản phẩm khi triển khai, dễ dàng và nhanh chóng hỗ trợ kĩ thuật cho các đơn vị sử dụng vận hành, vì đó là phần mềm tại chỗ. Điều đó cho thấy sự tích cực chủ động của UBND tỉnh Bắc Giang trong ứng dụng CNTT để giải quyết TTHC.
- Triển khai đào tạo, tôn vinh được cán bộ trẻ về ứng dụng CNTT. Bởi vì cán bộ trẻ là những người giàu nhiệt huyết, muốn được cống hiến, muốn được sử dụng, muốn được làm việc để phát huy khả năng, họ được đào tạo bài bản và nắm chắc công nghệ. Trong điều kiện Bắc Giang là một tỉnh nghèo, đầu tư cho ứng dụng CNTT nhỏ giọt, không có chế độ ưu đãi riêng, thì việc giữ chân được cán bộ trẻ, giỏi là điều kiện quan trong trong quá trình ứng dụng CNTT.
- Việc tổ chức ứng dụng CNTT được nghiên cứu tỉ mỉ, có bước đi cụ thể phù hợp với tình hình kinh tế, điều kiện hạ tầng và nguồn nhân lực CNTT ở địa phương. - Bắc Giang xác định chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT của từng cơ quan phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của người đứng đầu và vai trò của cán bộ chuyên trách CNTT ở các cấp, các ngành. Vì ứng dụng CNTT là vấn đề rất mới mang tính cách mạng, nó thay đổi cách thức làm việc cũ và đặc biệt là nhiều khi nó