dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, môi trường Internet phát triển đã mở ra những khả năng mới cho đào tạo bồi dưỡng. Đây là một kho tri thức rất giàu có, cung cấp một phương tiện có thể giao tiếp từ xa. Nhiều trường cơ quan đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng từ xa qua mạng Internet.
Sáu là, ứng dụng CNTT vào hoạt động thương mại. Một trong những vấn đề thời sự những năm gần đây là vấn đề thương mại điện tử. Có thể nói thương mại điện tử chính là các hoạt động thương mại qua mạng Internet, với các hình thức đa dạng: quảng cáo trên mạng, mua hàng và thanh toán qua mạng, thương thảo các hợp đồng qua mạng, trong đó có các mặt hàng thuộc ngành y tế quản lý: thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, các loại thiết bị y tế và thiết bị hỗ trợ người bệnh. Thách thức lớn nhất của thương mại điện tử hiện nay là vấn đề pháp lý và độ an toàn trong các giao dịch điện tử.
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình giải quyết công việc việc
Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực y tế. Sự phát triển và ứng dụng của CNTT đã làm thay đổi đáng kể chất lượng các dịch vụ y tế và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, việc chuyển dần các giao dịch dịch vụ công truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
Các hoạt động đầu tư CNTT trong lĩnh vực y tế nhằm phục vụ cho mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước về y tế như nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng các thiết bị y tế, hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược phát triển ngành y tế.
Có nhiều mô hình ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về y tế nói riêng, mỗi mô hình có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp nhà quản lý xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước về y tế. Việc lựa chọn cho mô hình ứng dụng CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả các phương án thực thi quản lý sẽ giúp phục vụ hiệu quả cho mục tiêu quản lý nhà nước trong ngành y tế.
Mô hình ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước về y tế được tổng hợp theo 4 giai đoạn kế thừa nhau: Đầu tư cơ sở về CNTT; Tăng cường ứng dụng quản lý chung và tác nghiệp; Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước; Đầu tư để biến đổi mô hình quản lý công hiện đại. Tại mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của ứng dụng CNTT là: ứng dụng CNTT phải phù hợp với mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước theo từng giai đoạn và từng phạm vi (vi mô và vĩ mô); ứng dụng CNTT phải góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành y tế; đầu tư cho con người đủ để sử dụng và phát huy các đầu tư cho công nghệ.
Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT. Giai đoạn này muốn nói đến sự đầu tư ban đầu của nhà quản lý vào CNTT bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Mức độ trang bị “cơ bản” có thể không đồng nhất, tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu chính về cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng và phần mềm) được trang bị đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên trong hoạt động điều hành tại cơ quan Bộ và kết nối với cơ sở y tế tại các địa phương như: trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi trường truyền thông giữa các đơn vị
trong nội bộ cơ quan Bộ hoặc với các cơ quan, tổ chức có liên quan; về con người được đào tạo để sử dụng được các hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý của doanh nghiệp, các đầu tư trong giai đoạn này nhằm xây dựng “nền tảng” cho các ứng dụng CNTT tiếp theo.
Giai đoạn 2: Tăng cường ứng dụng quản lý chung và tác nghiệp. Mục tiêu của giai đoạn này là nhà quản lý đầu tư và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước trong ngành y tế, hỗ trợ cho các đơn vị chuyên môn, cụ thể cho hoạt động của các Cục, Vụ thực hiện những nhiệm vụ đặc thù của ngành với chi phí đầu vào thấp nhất có thể để đạt được kết quả đầu ra cao nhất có thể. Do khối lượng thông tin cần xử lý trong hoạt động quản lý rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng, nên phát triển các kỹ năng ứng dụng CNTT trong giai đoạn trước là cần thiết. Mô hình ứng dụng nhằm tự động hóa các quy trình tác nghiệp, điều hành, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về y tế như triển khai các ứng dụng để đáp ứng từng lĩnh vực tác nghiệp và sẵn sàng mở rộng theo yêu cầu thực tiễn của hoạt động quản lý, ví dụ: phần mềm quản lý thẻ bảo hiểm y tế, hồ sơ bệnh án điện tử...
Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong toàn ngành y tế. Nếu coi giai đoạn 2 là giai đoạn số hóa cục bộ, thì giai đoạn 3 là giai đoạn số hóa toàn thể trong ngành, chuyển từ cục bộ sang toàn thể là vấn đề lớn nhất của giai đoạn 3 này. Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp toàn ngành bao gồm cơ quan Bộ, cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại 63 tỉnh thành, các bệnh viện, các cơ sở y tế, các đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dược, mỹ phẩm và các thiết bị y tế, đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các chủ thể quản lý; các phần mềm tích hợp và các CSDL cấp toàn ngành là những công cụ chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp các vấn đề
trong toàn ngành y tế; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp cơ quan Bộ thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành đối với các cơ quan quản lý ở địa phương và các cơ sở y tế.
Giai đoạn 4: Đầu tư để biến đổi mô hình quản lý công hiện đại. Đây là giai đoạn đầu tư CNTT nhằm đạt được mô hình quản lý công hiện đại trong điều kiện môi trường lý tưởng hoá, tức là đầu tư CNTT vào các sản phẩm và dịch vụ hành chính công để tạo nên hiệu quả và sự khác biệt phù hợp với trình độ phát triển ngày càng cao của xã hội. Hiện nay, các nội dung của hoạt độn quản lý nhà nước trong thời đại công nghệ số 4.0, cụ thể hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong quản lý nhà nước, có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước: xây dựng Intranet để chia sẻ thông tin trong nội bộ cơ quan Bộ và với các địa phương, các cơ sở y tế, kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với các đối tượng quản lý và những cơ quan phối hợp trong thực thi nhiệm vụ quản lý. Kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong quá trình quản lý, ví dụ các quy trình ISO hoặc quy trình xử lý văn bản đến, văn bản đi của Bộ. Ứng dụng CNTT là công cụ đắc lực trong việc thực thi các nhiệm vụ của hoạt động quản lý nhà nước theo hướng hiệu lực và hiệu quả, giảm thiểu các chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra.
Các giai đoạn đầu tư trên đây nhằm nhấn mạnh đầu tư cho ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan nhà nước nói chung và trong nội bộ ngành y tế nói riêng phải phù hợp với sự phát triển và chính sách phát triển quốc gia và chính sách phát triển ngành theo từng giai đoạn. Ứng dụng CNTT là công cụ đắc lực để tham chiếu chất lượng kết quả của hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT theo 4 giai đoạn như trên chưa phải là mô hình ứng dụng duy nhất. Thêm nữa, đặc thù của từng lĩnh vực trong ngành y tế là
không giống nhau, do vậy đôi khi có sự xen giữa các giai đoạn ứng dụng CNTT với giai đoạn phát triển ngành y tế sẽ hỗ trợ đem lại hiệu quả cao cho chất lượng hoạt động của ngành y. Dù lựa chọn và kết hợp các giai đoạn ứng dụng CNTT thế nào, khi đầu tư ứng dụng CNTT cho các mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước về y tế, các nhà quản lý cần nhất quán các vấn đề: quan điểm nền tảng về ứng dụng CNTT, kiến thức về CNTT, các ứng dụng phần mềm, viêc phát triển và triển khai các tiến trình, và các thách thức về quản lý.