Bộ Y tế đã triển khai ứng dụng Phần mềm Một cửa điện tử vào giải quyết thủ tục hành chính. Phần mềm Một cửa điện tử là một ứng dụng CNTT nhằm tin học hóa các giao dịch giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”
Hiện trạng triển khai Phần mềm Một cửa điện tử của Bộ được thực hiện theo mô hình một hệ thống tập trung (mô hình client - server trên nền web hay dạng windows form) được triển khai tại 05 đơn vị thuộc Bộ.
Tổng số dịch vụ hành chính công đã được triển khai trực tuyến (toàn bộ số thủ tục hành chính tại Bộ Y tế) là 377 thủ tục. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là 377 dịch vụ - 100% số dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Y tế được triển khai từ mức độ 2 trở lên. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 06 dịch vụ. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 52 dịch vụ.
Số lượng website, portal cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ sử dụng giao thức https: 05 Website/portal. Tỉ lệ website, portal cung
cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ sử dụng giao thức https:// tổng số website, portal cung cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ: 05/05 (Số liệu khảo sát từ Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử Quý I năm 2008).
Hiện tại Bộ Y tế đang chỉ đạo Cục Công nghệ thông tin tập trung xây dựng 3 chương trình y tế điện tử đến năm 2020: Chương trình 1 tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử, hình thành trung tâm dữ liệu y tế quốc gia; Chương trình 2 xây dựng 3 phần mềm gồm: Hồ sơ sức khỏe điện tử, Cục dự kiến trong năm 2018 sẽ hoàn thành phần mềm sớm đưa vào triển khai. Bệnh án điện tử, chủ yếu các bệnh viện được giao triển khai. Phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung đảm bảo liên thông các phần mềm với nhau và với phần mềm trong giám định bảo hiểm y tế, các sở y tế tự triển khai; Chương trình 3: Triển khai xây dựng, thực hiện dịch vụ công trực tuyến và thực hiện một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.
Trong khuôn khổ của Chương trình 1, Phần mềm Thống kê y tế do Trung tâm tích hợp dữ liệu - Cục Công nghệ thông tin xây dựng, phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở DHIS2. Phần mềm Thống kê y tế ra đời nhằm tin học hóa công tác báo cáo, thống kê y tế, cung cấp thông tin thống kê y tế một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, khoa học. Phần mềm này là công cụ quan trọng để triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử trên toàn quốc tạo nền tảng cơ sở về dữ liệu y tế, hình thành trung tâm dữ liệu y tế quốc gia. Phần mềm đã được sử dụng thí điểm thành công tại Cà Mau, tập huấn điểm tại Vũng Tàu và Quảng Trị.
Bên cạnh đó, kế hoạch triển khai thống kê y tế điện tử cũng đang được tập trung triển khai với sự chuẩn bị về thời gian, kinh phí, nguồn nhân lực từ các sở Y tế. Thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của
Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 5/2/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế giai đoạn 2016 - 2020. Bộ Y tế tập trung xây dựng 3 chương trình y tế điện tử đến năm 2020: Chương trình Xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử để dần hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế. Chương trình về hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung để đảm bảo liên thông các phần mềm với nhau và với phần mềm trong giám định bảo hiểm y tế. Chương trình thứ 3 về dịch vụ công trực tuyến và cơ chế 1 cửa quốc gia ASEAN. Một trong những nội dung quan trọng của ba chương trình này là bệnh án điện tử. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho triển khai bệnh án điện tử chưa đầy đủ nên hiện nay vẫn dùng song song cả bệnh án giấy.
Để phục vụ kế hoạch triển khai bệnh án điện tử, Cục Công nghệ thông tin đang triển khai xây dựng Dự thảo “Thông tư quy định thí điểm về ứng dụng bệnh án điện tử”. Thí điểm bệnh án điện tử nhằm mục đích thay hồ sơ bệnh án giấy bằng hồ sơ bệnh án điện tử, quản lý và xử lý hình ảnh trong y khoa thống nhất và ứng dụng chữ ký số. Ứng dụng bệnh án điện tử trong công tác chăm sóc sức khỏe là rất cần thiết và có ý nghĩa, góp phần cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng đến gần người dân hơn. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và ứng dụng công nghệ thông tin cần đạt tối thiểu mức 4 trở lên theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong tương lai, mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời. Bệnh án điện tử được bảo mật tuyệt đối và được chia sẻ bằng công nghệ Blockchain. Hệ thống
linh động, phân quyền đến từng chức năng, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ quản lý. Các thông tin sức khỏe ghi trong bệnh án đều có cấu trúc và dễ dàng khai thác để xây dựng các phần mềm hỗ trợ bác sĩ. Bệnh án điện tử liên kết với hồ sơ bảo hiểm y tế.
Song song với hoàn thiện dữ liệu đầu vào cho bệnh án điện tử, Bộ Y tế đã xây dựng thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) với mục tiêu thí điểm ứng dụng hệ thống PACS trong quản lý và xử lý hình ảnh, đọc kết quả, trả kết quả chẩn đoán hình ảnh không sử dụng phim, trên cơ sở đó Bộ Y tế đánh giá chi phí hiệu quả để có thể áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Đến nay có 10 bệnh viện (Hữu Nghị, Đa khoa quốc tế Hải Phòng, Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Đại học Y Dược TP.HCM, Quận Thủ Đức, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Thành phố Vinh, Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Thống Nhất) đã triển khai thành công PACS không sử dụng phim; Tiếp tục cho phép 8 bệnh viện (Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội, ĐK tỉnh Thái Bình, Phụ sản Thái Bình, Đa khoa tỉnh Hòa Bình, HN Việt - Tiệp Hải Phòng, Giao thông vận tải Hải Phòng) tham gia Đề án và đang thực hiện thẩm định kỹ thuật, nếu đạt sẽ nâng số bệnh viện triển khai PACS không sử dụng phim lên 18 bệnh viện.
Phần mềm Thống kê y tế do Trung tâm tích hợp dữ liệu - Cục CNTT xây dựng, phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở DHIS2. Phần mềm Thống kê y tế ra đời nhằm tin học hóa công tác báo cáo, thống kê y tế, cung cấp thông tin thống kê y tế một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, khoa học làm bằng chứng phục vụ công tác quản lý y tế, hoạch định chính sách.
Đối với hệ thống thông tin về Website/Portal của Bộ, số liệu tổng kết cho thấy số lượng truy cập trong năm (theo công cụ đếm số lần truy cập) là 45.959.501 lượt; Số lượng tin, bài, văn bản cung cấp trên Website/Portal của Bộ đươc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Số lượng tin, bài, văn bản đã đăng năm 2017
TT Tiêu chí Số lượng tin, bài, văn bản đã đăng tải trong năm
1
Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt động, các vấn đề liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan
3.000
2 Thông tin chỉ đạo, điều hành 824
a Ý kiến chỉ đạo điều hành của thủ
trưởng cơ quan 336
b
Ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ chức, cá nhân
450
c
Thông tin khen thưởng, xử phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành
38
d Lịch làm việc của lãnh đạo cơ
quan (đăng tải theo tuần) Đăng theo tuần
3
Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
42
a Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
việc thực hiện pháp luật nói chung 37
b
Chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan
4
Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước
21
5
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan
50 VBQPPL 336 VBCĐĐH
6 Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức,
cá nhân 71
a
Đăng tải danh sách văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách cần xin ý kiến
71
b Ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân
7 Thông tin báo cáo thống kê 01
8 Thông tin chương trình nghiên
cứu, đề tài khoa học 12
9 Thông tin dự án, hạng mục đầu tư,
đấu thầu, mua sắm công 07
Tổng số 4.364
(Nguồn: Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin năm 2017)