Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết việc tại cơ quan bộ y tế (Trang 99 - 108)

Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế, góp phần xây dựng và đổi mới ngành y tế, đáp ứng yêu cầu xã hội, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

Một là, tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng nguồn nhân lực y tế, phát huy vai trò, trách nhiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương về công tác cán bộ; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ các chủ trương, biện pháp công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để xây dựng nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu xã hội, cần thiết phải xây dựng một nghị quyết chuyên đề của Đảng về đội ngũ cán bộ y tế. Bởi đến nay chưa có nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ này mà lồng

ghép trong Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị hoặc các nghị quyết Đại hội Đảng hoặc Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức.

Hai là, chính quyền và ngành y tế phát huy vai trò quản lý và tham mưu trong công tác cán bộ, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển CNTT trong triển khai và thực thi công vụ ngành y tế. Tiếp tục gắn công tác xây dựng nguồn nhân lực y tế với các chương trình, mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế. Chính phủ cần ban hành các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức ngành y tế phù hợp với lĩnh vực công tác đặc thù này, như Nghị quyết 46-NQ/TW đã khẳng định. Ngành y tế cần nghiên cứu, dự báo về nhu cầu cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong từng lĩnh vực của ngành y để từ đó tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành nghị quyết, chương trình cụ thể, phù hợp cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức làm việc các đơn vị, bộ phận chuyên trách về CNTT tại cơ quan Bộ theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan Bộ. Lãnh đạo Bộ cần xây dựng cơ chế chính sách đặc thù trong tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức có năng lực và trình độ cao. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp cho cán bộ, công chức đi học tập dài hạn, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn.

Bốn là, Bộ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ lãnh đạo, CBCCVC. Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức. Gắn trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị với việc ứng dụng và phát

triển CNTT trong cơ quan, đơn vị mình. Lãnh đạo đơn vị phải gương mẫu trong học tập và ứng dụng CNTT trong điều hành, giải quyết công việc; tạo bước chuyển biến trong lề lối làm việc, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp.

Năm là, xây dựng lộ trình để duy trì, bổ sung và hoàn thiện các phần mềm đang ứng dụng mục “Ý kiến đánh giá, góp ý, mức độ hài lòng về ứng dụng CNTT, dịch vụ hành chính công cho người dân và tổ chức”. Các đơn vị thuộc Bộ Y tế tiếp tục tham mưu xây dựng hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý về CNTT cho Bộ Y tế. Mặt khác xây dựng, mở rộng, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT trong cơ quan (đặc biệt là Hệ thống Quản lý và điều hành Văn bản điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình đến 63 Sở Y tế, triển khai chữ ký số, Hệ thống an toàn và bảo mật thông tin) thông qua triển khai chương trình, kế hoạch, đề án, dự án lĩnh vực CNTT. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet tại cơ quan Bộ, đảm bảo các hệ thống thông tin trong cơ quan vận hành an toàn, ổn định; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT, an toàn thông tin cho CBCC.

Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước có trình độ quản lý ứng dụng CNTT phát triển để hoàn chỉnh cơ sở pháp lý và lộ trình thực hiện ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát tham quan các mô hình ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà nước tại các quốc gia có nền hành chính công phát triển, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thiết kê, xây dựng và duy trì các giải pháp đồng bộ đảm bảo nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc và thực thi hoạt động quản lý nhà nước tại cơ quan Bộ Y tế./.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi nghiên cứu và nêu khái quát quan điểm về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế, học viên đưa ra các giải pháp như sau:

- Hoàn thiện cơ chế chính sách.

- Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống dữ liệu của ngành - Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực phẩm chất cho đội ngũ công chức nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện các hoạt động chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật cơ quan Bộ Y tế.

- Xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN), kết nối cơ quan các sở ban ngành liên quan trong hệ thống đảm bảo thông suốt, kịp thời trong khâu ứng dụng, quản lý khai thác tài liệu, văn bản sử dụng trang Web của cơ quan và các đơn vị liên quan.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc ứng dụng công nghệ cao vào giải quyết công việc, giải quyết triệt để khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp về thông tin và xử lý nghiêm các trường hợp gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thông tin quản lý.

- Đầu tư công nghệ thông tin.

- Các giải pháp khác: Cần xây dựng một nghị quyết chuyên đề của Đảng về đội ngũ cán bộ y tế; Gắn công tác xây dựng nguồn nhân lực y tế với các chương trình, mục tiêu quốc gia; Thực hiện đồng bộ các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT tại cơ quan; Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; Hoàn thiện các phần mềm đang ứng dụng; Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước có trình độ quản lý ứng dụng CNTT phát triển.

KẾT LUẬN

Đánh giá việc ứng dụng CNTT trong công tác tác nghiệp của Cơ quan Bộ Y tế và phục vụ cải cách hành chính công cho người dân và tổ chức, trong đó áp dụng ứng dụng phần mềm quản lý văn bản VOffice và phần mềm dịch vụ công mức độ 4 là một trong những trọng tâm mà Cơ quan Bộ Y tế đã đặt ra. Thực hiện áp dụng thành công ứng dụng phần mềm quản lý văn bản VOffice và phần mềm dịch vụ công mức độ 4 sẽ có ý nghĩa lớn và có tác động sâu sắc không chỉ với Cơ quan Bộ Y tế mà còn có tác động to lớn tới các đơn vị có liên quan khác. Về lĩnh vực quản lý, ứng dụng phần mềm quản lý văn bản VOffice và phần mềm dịch vụ công mức độ 4 sẽ có tác động tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc, góp phần đảm bảo chính sách vĩ mô của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu quản lý, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.

Chính vì vậy, nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu thực tiễn áp dụng CNTT ở Việt Nam thời gian qua cũng như qua việc tiếp cận một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận để đề xuất những giải pháp mang tính khả thi phù hợp với thực tế của Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế”, đề tài đã làm rõ, hệ thống hóa được tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển ứng dụng CNTT ở Việt Nam. Đồng thời đã đưa ra được các giải pháp tổng thể để hoàn thiện mô hình CNTT tại cơ quan Bộ Y tế trong những năm tới.

Qua thời gian công tác tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, học viên có điều kiện nghiên cứu sâu về công tác hoàn thiện ứng dụng CNTT tại cơ quan Bộ Y tế và cũng có điều kiện để tiếp cận nghiên cứu với kiến thức mới. Bằng nghiên cứu của mình, học viên mong muốn làm sáng tỏ sự cần thiết phải

nghiên cứu lĩnh vực này.

Hoàn thiện các giải pháp tăng cường việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản VOffice và phần mềm dịch vụ công mức độ 4, đáp ứng yêu cầu cơ quan Bộ Y tế hiện đại hóa là một tất yếu khách quan đồng thời là nhiệm vụ hết sức nặng nề không phải chỉ của cơ quan Bộ Y tế mà là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành có liên quan.

Ngoài yếu tố triển khai đồng bộ các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và phần mềm ứng dụng trong các hoạt động, điều quan trọng nhất là yếu tố con người. Sự kết hợp nội dung đào tạo, tập huấn, kiến nghị ban hành các chính sách để tạo sự chuyển biến và nâng cao năng lực, nhận thức cho CBCCVC.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính

trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009, 2010), “Sách trắng về Công nghệ thông tin”, Hà Nội.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009, 2010), “Sách trắng về Công nghệ thông tin”, Tạp chí Luật học, (Số 02, tr 3-10), Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành Chương trình cải cách hành chính của Bộ Y tế giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 4345/QĐ-BYT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế về công tác văn thư tại Bộ Y tế, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2015), Kế hoạch hành động số 1212/KH-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế về thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 7478/QĐ-BYT ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Y tế năm 2017, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 4791/QĐ-BYT ngày 25/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015 tại cơ quan Bộ Y tế năm

2017, Hà Nội.

10.Bộ Y tế (2017), Báo cáo thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, Hà Nội.

11.Bộ Y tế (2017), Báo cáo Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan Bộ Y tế năm 2017, Hà Nội.

12.Bộ Y tế (2017, 2018), Báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử, Hà Nội.

13.Bộ Y tế (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017, Hà Nội.

14.Bộ Y tế (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018, Hà Nội.

15.Chính phủ (1993), Nghị quyết 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90, Hà Nội.

16.Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Hà Nội.

17.Chính phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc công thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Hà Nội.

18.Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

19.Chính phủ (2015), Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Hà Nội.

20.Chính phủ (2017), Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Bộ Y tế, Hà Nội.

21.Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình về quản lý hành chính nhà nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

23.Nguyễn Văn Hậu (2015), Kỹ năng nghiệp vụ hành chính, NXB Lao Động, Hà Nội.

24.Nguyễn Đăng Khoa (2008), Giáo trình Tin học ứng dụng trong quản lý hành chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

25.Nguyễn Đăng Khoa (2008), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

26.Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006, Hà Nội.

27.Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.

28.Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội.

29.Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, Hà Nội.

30.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội.

về Chính phủ điện tử năm 2016 với chủ đề là “Chính phủ điện tử trong hỗ trợ phát triển bền vững”.

https://publicadministration.un.org/egovkb#.WlLrH9Jl_cf

32. Việt Nam coi CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn.

http://www.tmglobal.com.vn/vienthong/vi/tin-tc-/40-tint-tuc/149-vit- nam-coi-cong-ngh-thong-tin-la-nganh-kinh-t-mi-nhn.html

33. Việt Nam đang xây dựng chiến lược tăng tốc.

http://www.tienphong.vn/cong-nghe/khoa-hoc/170022/Viet-Nam-dang- xay-dung-chien-luoc-tang-toc.html

Tài liệu Tiếng Anh

34.Management in the 1980’s, Harold J. Leavitt and Thomas L. Whisler,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết việc tại cơ quan bộ y tế (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)