thông tin vào giải quyết công việc
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là việc sử dụng CNTT vào hoạt động quản lý và điều hành những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc tại Bộ Y tế chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể:
Một là, nhận thức và quan điểm về CNTT, ứng dụng CNTT và cuộc cách mạng 4.0. CNTT là nền tảng của phương thức phát triển mới đối với quản lý nhà nước ngành y tế. Quan điểm về phát triển ứng dụng CNTT được thể hiện qua các công cụ bao gồm hệ thống các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước hay của ngành, từ định hướng chiến lược cho đến các khía cạnh cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT của cơ quan Bộ Y tế. Chính sách đảm bảo tính pháp lý cho các văn bản, các thủ tục khi triển khai ứng dụng CNTT như: tính pháp lý của văn bản điện tử, chữ ký số, chính sách công nhận các giao dịch qua mạng, thanh toán điện tử. Các quan điểm, định hướng, chính sách, văn bản pháp luật về ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan Bộ cần sự nhất quán và định hướng lâu dài, có định hướng rõ ràng, khoa học, kịp thời cập nhật sự biến động nhanh chóng của công nghệ. Quan
điểm chỉ đạo rõ ràng, khoa học cùng với cơ chế chính sách thuận lợi sẽ tạo hiệu quả cao nhất cho việc ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Hai là, hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, hệ thống chuẩn thông tin quốc gia và hệ thống hạ tầng thông tin ngành y tế nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, đồng bộ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước là rất quan trọng. Bên cạnh đó, công tác an ninh, an toàn và bảo mật thông tin quốc gia cũng là vấn đề quan trọng cần tính đến. Hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia về y tế là yếu tố quan trọng đặc biệt đối với công tác ứng dụng CNTT trong triển khai giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế, do yếu tố đặc trưng của CNTT là phải có phương tiện để thực hiện, không thể ứng dụng CNTT một cách hiệu quả khi cơ quan Bộ không có những yêu cầu đáp ứng tối thiểu về trang bị cơ sở vật chất. Các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan Bộ bị ảnh hưởng, chi phối trực tiếp từ các yếu tố liên quan đến sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật CNTT. Hạ tầng kỹ thuật phát triển tốt thì việc áp dụng CNTT trong tổ chức được thuận lợi, ngược lại, hạ tầng kỹ thuật kém, lạc hậu thì việc ứng dụng CNTT sẽ khó triển khai, việc thực hiện cần có sự lựa chọn và bước đi phù hợp.
Ba là, quá trình triển khai ứng dụng CNTT cũng bị chi phối rất lớn bởi yếu tố đầu tư đầu vào. Việc sẵn sàng chi trả kinh phí cho mục tiêu ứng dụng CNTT góp phần quan trọng vào mức độ ứng dụng CNTT tại cơ quan Bộ. tuy nhiên, khó khăn đối với yếu tố này chính là mức độ hạn chế của ngân sách nhà nước. Nếu như không có sự xã hội hoá hoặc kêu gọi các dự án đầu tư thì việc sử dụng ngân sách nhà nước sẽ góp phần hạn chế hoặc chi phối mức độ ứng dụng CNTT tại cơ quan Bộ. Các loại chi phí chính cho hoạt động ứng dụng CNTT bao gồm chi phí duy trì hệ thống, chi phí hoạt động, đầu tư thiết bị và ứng dụng phụ trợ, phí đào tạo và đãi ngộ, v.v... Hoạt động ứng dụng
CNTT là liên tục vì vậy việc duy trì nguồn kinh phí, tiến độ đầu tư cũng như đảm bảo và cân đối kinh phí cho phù hợp với quy mô và mục tiêu ứng dụng CNTT của cơ quan Bộ là rất quan trọng. Quy mô đầu tư cho các hoạt động CNTT ảnh hưởng đến kết quả của việc ứng dụng CNTT một cách rộng rãi hay trong phạm vi hẹp, chiều sâu của ứng dụng CNTT trong cơ quan Bộ. Đây là yếu tố quyết định sự đồng bộ và tốc độ triển khai của dự án đầu tư ứng dụng CNTT.
Bốn là, hoạt động nghiên cứu khoa học, các giải pháp công nghệ mới và các thành tựu về CNTT cũng ảnh hướng đến chất lượng ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế. Việc ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng là vấn đề cần quan tâm. Yếu tố này sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển ứng dụng CNTT thay thế cho những quy trình, thủ tục có tính thủ công trước đây.
Năm là, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng triển khai ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc tại cơ quan Bộ Y tế. Yếu tố con người có vai trò rất quan trọng đối với quá trình ứng dụng CNTT. Nguồn nhân lực với nền tảng tri thức khoa học cao thì việc triển khai tin học hóa sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều vì với nền tảng tri thức ở mức cao có thể rút ngắn được thời gian trong quá trình tiếp thu và ứng dụng tri thức đó vào thực tế. Con người có vai trò quyết định không chỉ trong việc sử dụng các thông tin thu được mà còn trong toàn bộ các khâu xây dựng thiết kế, hình thành hệ thống ứng dụng CNTT và quá trình vận hành nó. Việc xử lý các kết quả đầu ra của hệ thống thông tin, sắp xếp lại và cấu trúc lại hệ thống thông tin nhằm làm rõ hơn về đối tượng quản lý và các mảng công việc trong lĩnh vực y tế phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người hơn là khả năng hay chất lượng của hệ thống phần mềm, dữ liệu. Cách mà thông tin thu được sử dụng như thế nào sẽ quyết định hiệu quả của toàn hệ thống ứng
dụng CNTT. Năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia sử dụng các ứng dụng CNTT là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động này.
Để tiến hành ứng dụng CNTT đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhân lực trong hoạt động ứng dụng CNTT bao gồm đội ngũ lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, chuyên gia CNTT và đội ngũ cán bộ, công chức. Nhận thức, khả năng hoạch định chiến lược và đưa ra những quyết sách đúng đắn của nhà lãnh đạo, quản lý là sự hỗ trợ tốt nhất cho công tác ứng dụng CNTT của tổ chức. CNTT là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, do vậy cơ cấu về tuổi tác của cán bộ, công chức là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ nhanh hay chậm và chiều sâu của quá trình tổ chức ứng dụng CNTT. Ứng dụng và phát triển CNTT rất cần đến khả năng của đội ngũ chuyên gia trong việc triển khai và phát triển ứng dụng. Để xây dựng nền tảng tri thức và nhân lực CNTT đòi hỏi cần phải có chiến lược đúng đắn để tích lũy, nâng cao tri thức và có kế hoạch sử dụng, củng cố nguồn nhân lực đó. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực CNTT sẽ dẫn đến việc ứng dụng CNTT có hiệu quả. Ngoài vấn đề về khả năng của đội ngũ cán bộ, công chức cần nâng cao ý thức và định hướng kỹ năng làm việc của tổ chức cho họ.
Sáu là, việc phát triển mối quan hệ đối tác với khu vực tư nhân trong việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan Bộ Y tế. Đó là khả năng triển khai các dự án cùng chia sẻ về mặt chi phí với khả năng hoàn vốn cho khu vực tư nhân để tận dụng những thành tựu có được trong khu vực tư nhân về vấn đề này, vì khu vực tư nhân có những kinh nghiệm quý báu mà khu vực công có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Song song với đó, là khả năng chuyển giao công nghệ từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước. Thực tế đã công nhận vai trò quan trọng của khu vực tư nhân như một đối tác và
một nhân tố không thể thiếu việc ứng dụng và phát triển CNTT của một đất nước. Việc để cho khu vực tư nhân được tham gia đầy đủ vào ứng dụng CNTT trong tổ chức sẽ đem lại nhiều lợi thế. Nó có thể giúp bỏ qua các chi phí thiết kế, phát triển, bảo dưỡng cũng như rủi ro đối với công ty thực hiện. Ngoài ra, với việc sử dụng các đối tác ở khu vực tư nhân, chính quyền cơ quan tổ chức có thể xây dựng các hệ thống điều hành điện tử với chi phí giảm đi rất nhiều, đặc biệt là đối với các hoạt động khởi động và duy trì hệ thống.
Có thể nói, phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà