Cơ sở hạ tầng thông tin, nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết việc tại cơ quan bộ y tế (Trang 54 - 58)

Hạ tầng kỹ thuật CNTT của Bộ đã triển khai mô hình điện toán đám mây, sử dụng mô hình dịch vụ cung cấp hạ tầng thiết bị (Infrastructure as a service - IaaS). Hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu các hoạt động về ứng dụng CNTT trong cơ quan Bộ, hàng năm đều được nâng cấp (tỉ lệ 100% CBCC được trang bị máy tính phục vụ công việc và kết nối Internet tốc độ cao là 100%). Hệ thống mạng LAN đã được kết nối đến toàn bộ các đơn vị trong Bộ Y tế. Khối đơn vị tham mưu cho Bộ Y tế gồm 10 đơn vị trong đó có: 08 Vụ,

Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ. Do đó, mạng LAN được chia thành 12 VLAN, bao gồm: 1 VLAN Quản trị, 1 VLAN cho Wireless và 10 VLAN cho các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ. Các VLAN mặc định không làm việc với nhau ngoại trừ các trường hợp đặc biệt do quản trị mạng yêu cầu. Việc kiểm soát truy nhập giữa các VLAN sẽ được thực hiện bởi Access Lists. Mạng LAN bao gồm 01 Switch 3550-12G lớp 3 làm bộ xử lý trung tâm. Switch 3550- 12G này có 12 port Gigabit kết nối đến các Switch 2950 tại các tầng.

Đối với hệ thống thư điện tử, Bộ có 01 hệ thống thư điện tử, bao gồm hệ thống thư điện tử dùng chung và hệ thống dùng riêng của các đơn vị thuộc Bộ. Hệ thống thư điện tử dùng chung là hệ thống thư điện tử triển khai cấp cho các CBCCVC sử dụng phục vụ cho công việc, với định dạng thư điện tử @tenbonganh.gov.vn, do đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ quản lý. Song song với đó là hệ thống thư điện tử dùng riêng là hệ thống thư điện tử do các đơn vị của Bộ triển khai cấp cho các CBCCVC sử dụng phục vụ cho công việc, do các đơn vị tự quản lý. Số lượng CBCCVC được cấp tài khoản thư điện tử (bao gồm hệ thống thư điện tử dùng chung và dùng riêng): 985 người, đạt tỉ lệ: 100%, trong đó:

- Số lượng CBCCVC được cấp tài khoản thư điện tử dùng chung: (số CC,VC) 985 người, Tỉ lệ: 100%

- Số lượng CBCCVC được cấp tài khoản thư điện tử dùng riêng: (số CC,VC) 0 người, Tỉ lệ: 0 %

Kích thước tập tin tối đa (KT) cho phép đính kèm trong hệ thống thư điện tử dùng chung của Bộ là < 10 Mb; Dung lượng hòm thư tối đa (DL) cho mỗi tài khoản trong hệ thống thư điện tử dùng chung của Bộ là 500 Mb < DL < 2Gb. Tỉ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc là 100 %.

Nhân lực cho ứng dụng CNTT tại đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ là 64 người, trong đó số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại đơn vị chuyên

trách CNTT của Bộ là 29 người. Tại các đơn vị thuộc Bộ, số đơn vị thuộc Bộ có CBCCVC chuyên trách về CNTT là 19 đơn vị, với tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ là 41 người. Tổng số CBCCVC chuyên trách CNTT của Bộ là 70 người, tỉ lệ CBCCVC chuyên trách CNTT trung bình trên một đơn vị: 03 người/đơn vị.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCCVC chuyên trách CNTT (văn bằng trong lĩnh vực CNTT/ Số liệu tính đến Quý I năm 2018):

Tiến sỹ: 01 người Thạc sỹ: 27 người

Đại học: 41 người Khác: 01 người

Số lượng CBCCVC có chứng chỉ về An toàn bảo mật (CISSP, Security+, CISA, CISM…): 02 người

Số lượng CBCCVC có các chứng chỉ về Quản trị mạng (MCSE, MCSA, CCNA, CCNP…): 05 người

Số lượng CBCCVC có chứng chỉ về Quản trị cơ sở dữ liệu (MCDBA, OCA, OCM, OCP…): 03 người

Về kỹ năng ứng dụng CNTT các CBCCVC trong Bộ: Tỉ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc: 100%; Tỉ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng internet để xử lý công việc: 100%.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về CNTT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng. Số lượng CBCCVC chuyên trách CNTT được đào tạo về CNTT trong năm: 50 người. Tỉ lệ được đào tạo (so với tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT của Bộ) là 71 %. Hướng tới mục tiêu đảm bảo nhân lực duy trì hoạt động liên tục, ổn định, chính xác, an toàn, bảo mật các hệ thống thông tin, các ứng dụng của Bộ Y tế và các hệ thống có quy mô toàn ngành y tế. Hiện nay, đã có 90% cán bộ, công chức lãnh đạo tại Bộ Y tế được cấp phát chữ ký số chuyên dùng.

Nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Cục Công nghệ thông tin triển khai xây dựng Đề án phát triển y tế thông minh, với mục tiêu chung là: Ứng dụng và phát triển y tế thông minh góp phần hiện đại hóa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ này có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, ứng dụng và phát triển y tế thông minh để tăng cường công tác quản lý nhà nước theo hướng khoa học, chính xác, kịp thời, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử. Đề án có các mục tiêu cụ thể gồm: Xây dựng cơ sở pháp lý để ứng dụng và phát triển y tế thông minh; Đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu y tế quốc gia và hạ tầng kỹ thuật cho phát triển y tế thông minh; Ứng dụng, phát triển y tế thông minh trong khám chữa bệnh và phòng bệnh; Ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất dược phẩm, trang thiết bị y tế và vắc xin, sinh phẩm y tế; Ứng dụng, phát triển y tế thông minh trong công tác quản lý về y tế, hiện đại hóa dịch vụ công trực tuyến, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử. Trong đó nòng cốt là thực hiện 3 nhiệm vụ: Chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Bộ Y tế ban hành Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 về “Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu phát triển y tế điện tử tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Bước tiến quan trọng trong Thông tư 54/2017/TT-BYT là quy định về bệnh viện thông minh và bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy, với đầy đủ các tiêu chí hết sức rõ ràng, về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý cho tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 tại các bệnh viện.

Với mục đích để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Y tế về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ đó huy động trí tuệ, sức lực của mọi người tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bản chất cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là kết nối dữ liệu. Để kết nối thành công và gia tăng kết nối cần phải có dữ liệu. Vấn đề đặt ra tiếp theo là rủi ro xảy ra khi mất an toàn dữ liệu trong quá trình kết nối và quyền riêng tư cá nhân bị xâm phạm. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, y tế là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất trong thời đại số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết việc tại cơ quan bộ y tế (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)