Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanhtra Bộ Văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 34 - 40)

là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”. [8]

Thanh tra Bộ là đơn vị của Bộ, có cả chức năng thanh tra hành chính và chức năng thanh tra chuyên ngành. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trƣởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra Bộ có con dấu, tài khoản riêng.

1.2.2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hóa Thể thao và Du lịch

1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Về tổ chức nhân sự: Theo Điều 4 Nghị định số 173/2016, Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức.

Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra bộ) do Bộ trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra bộ do Bộ trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra bộ. Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ. Số lƣợng Phó Chánh Thanh tra bộ không quá 03 ngƣời.

Về mặt tiêu chuẩn đối với nhân sự của Thanh tra Bộ VHTTDL:

+ Đối với Chánh Thanh tra Bộ, theo quy định của Thông tƣ số 08/2011/TT-TTCP ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ.

+ Đối với Thanh tra viên: Thanh tra viên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là công chức của Thanh tra bộ, Thanh tra sở đƣợc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.

Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của Thanh tra viên đƣợc quy định tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Luật thanh tra 2010; Điều 2, Điều 3, Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Đối với công chức: theo quy định của pháp luật về công chức.

- Về cơ cấu tổ chức: Thanh tra bộ có các phòng nghiệp vụ, Bộ trƣởng quyết định thành lập các phòng thuộc Thanh tra bộ.

1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Theo Điều 5 Nghị định số 173/2016, Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh traĐiều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trƣởng.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Bộ trƣởng phê duyệt. - Hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra sở.

- Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trƣởng, Chánh Thanh tra bộ.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

- Thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

- Tổng hợp, báo cáo Bộ trƣởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trƣởng giao.

Các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ VHTTDL theo quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010:

- Trong quản lý nhà nƣớc về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trƣởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;

+ Hƣớng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hƣớng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;

+ Yêu cầu Thủ trƣởng cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của bộ;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trƣởng, Thanh tra bộ.

- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nƣớc do Bộ trƣởng quyết định thành lập;

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;

+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trƣởng giao;

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trƣởng cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của bộ khi cần thiết.

- Giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ VHTTDL theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 86/2011:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tác thanh tra thuộc Bộ, ngành mình.

- Tuyên truyền, hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ:

Theo Điều 6 Nghị định số 173/2016, Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật thanh tra và Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

- Giúp Bộ trƣởng kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trƣởng khi đƣợc giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

- Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trƣởng khi đƣợc giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

- Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

- Giúp Bộ trƣởng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trƣởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trƣởng giao.

Các nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL theo quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra 2010:

- Nhiệm vụ:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của bộ; lãnh đạo Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

- Quyền hạn:

+ Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng về quyết định của mình;

+ Quyết định thanh tra lại vụ việc đã đƣợc Thủ trƣởng cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhƣng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đƣợc Bộ trƣởng giao;

+ Yêu cầu Thủ trƣởng cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trƣờng hợp Thủ trƣởng cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng về quyết định của mình;

+ Kiến nghị Bộ trƣởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ;

+ Kiến nghị Bộ trƣởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trƣờng hợp kiến nghị đó không đƣợc chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;

+ Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Kiến nghị Bộ trƣởng xem xét trách nhiệm, xử lý ngƣời thuộc quyền quản lý của Bộ trƣởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý ngƣời thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

Các nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 19 của Luật Thanh tra.

- Báo cáo Bộ trƣởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

-Tham mƣu, đề xuất với Bộ trƣởng việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành đối với tổng cục, cục thuộc Bộ.

- Thanh tra trách nhiệm của Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

- Trƣng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)