thao và du lịch
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Nhìn chung, Thanh tra Bộ VHTTDL đã nỗ lực chủ động triển khai tƣơng đối toàn diện, hoàn thành tốt, có hiệu quả chƣơng trình công tác thanh
tra đã đƣợc phê duyệt và những yêu cầu nhiệm vụ đột xuất đƣợc lãnh đạo Bộ giao. Giúp lãnh đạo Bộ đánh giá đƣợc thực trạng quản lý, xác định nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra những chủ trƣơng, giải pháp khắc phục những thiếu sót, hạn chế, sơ hở và vƣớng mắc trong cơ chế quản lý, đổi mới cơ chế lãnh đạo, điều hành, tăng cƣờng pháp chế, kỷ luật nội bộ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
Các cuộc thanh tra đƣợc tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung bám sát với các lĩnh vực phức tạp hiện còn nhiều tồn tại, vƣớng mắc. Đối tƣợng thanh tra đƣợc xác định tập trung hơn, triển khai kịp thời, kết thúc nhanh; việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng. Số lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn thực hiện kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra ngày càng đƣợc tăng cƣờng, tập trung nâng cao chất lƣợng các cuộc thanh tra.
Thanh tra Bộ VHTTDL đã chủ động phối hợp với Thanh tra một số đơn vị, địa phƣơng, với các bộ phận tổ chức cán bộ, ủy ban kiểm tra đảng để thống nhất tham mƣu cho lãnh đạo Bộ và Thủ trƣởng cơ quan VHTTDL ở trung ƣơng, địa phƣơng giải quyết những đơn KNTC phức tạp. Trong quá trình phối hợp đã có sự phân công, phân nhiệm cơ bản phù hợp với tính chất nhiệm vụ của từng lực lƣợng tham gia, phát huy đƣợc trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán bộ tham gia phối hợp.
Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với Thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật KNTC đƣợc quan tâm, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những hạn chế, thiếu sót góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
Ưu điểm
Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và nhân sự các phòng, ban của Thanh tra Bộ VHTTDL hiện nay nhìn chung phù hợp với quy định của pháp luật. Với mô hình cơ cấu tổ chức này, các phòng chuyên môn đƣợc thành lập đã bao
quát hết các lĩnh vực, các mặt công tác của Thanh tra Bộ VHTTDL bao gồm: Công tác quản lý nhà nƣớc về thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN; Trực tiếp tiến hành thanh tra, tham mƣu giải quyết KNTC, thực hiện công tác PCTN trong phạm vi đƣợc phân công.
Đội ngũ nhân sự chuyên trách thanh tra có tinh thần trách nhiệm với công việc, kỷ luật tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, dày dạn kinh nghiệm thực tế về công tác, đảm bảo hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Mặt khác, với việc ƣu tiên điều động nhân sự đã qua công tác thực tế chuyển sang làm nhiệm vụ thanh tra là một thuận lợi, số nhân sự này có thể đảm nhận vai trò Trƣởng Đoàn thanh tra khi tham gia vào các Đoàn thanh tra, đặc biệt đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra Bộ VHTTDL đã có quan hệ và sự phối hợp tốt trong tổ chức và hoạt động với các bộ phận và cơ quan hữu quan thực hiện công việc một cách hiệu quả. Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ VHTTDL đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, tạo thuận lợi trong hoạt động của Thanh tra Bộ VHTTDL.
Nguyên nhân của những ưu điểm.
Thanh tra Bộ VHTTDL luôn chủ động nắm bắt những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và tình hình thực tiễn quản lý nhà nƣớc của ngành để từ đó xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng kế hoạch, chƣơng trình công tác hàng năm trình lãnh đạo Bộ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra ngày càng đƣợc hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý để hoạt động Thanh tra Bộ VHTTDL nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Cùng với Luật Thanh tra năm 2010 đƣợc ban hành là cơ sở để Thanh tra Bộ VHTTDL hoàn thành công tác tham mƣu cho các cấp lãnh đạo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra VHTTDL, trong đó phải kể đến việc ban hành Nghị định số
173/2016/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 71/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành VHTTDL.
Bộ máy tổ chức của Thanh tra Bộ VHTTDL đã đƣợc quan tâm, kiện toàn nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Hiệu quả của việc kiện toàn bộ máy thể hiện ở số lƣợng các cuộc kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn, xử lý sau thanh tra đã tăng lên đáng kể, đảm bảo tính thực thi của các kết luận thanh tra. Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, Thanh tra Bộ VHTTDL có nhiều cơ hội để nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm, ƣu điểm của một số mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra của các nƣớc trên thế giới.
Thanh tra Bộ VHTTDL thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác thanh tra hành chính, chuyên ngành, giải quyết KNTC và triển khai tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật chung về công tác thanh tra hàng năm cho toàn đơn vị. Tích cực, chủ động xây dựng các kế hoạch rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân sự làm nhiệm vụ thanh tra.
Trong quá trình thực hiện các cuộc thanh tra, Thanh tra Bộ VHTTDL không chỉ tập trung thanh tra những đơn vị, địa phƣơng có vấn đề sai phạm, yếu kém mà đã chú trọng việc đánh giá những ƣu điểm, mặt mạnh của các cơ quan, đơn vị nhằm phát hiện ra những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để đề nghị nhân rộng tạo sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Đối với công tác thanh tra:
Vẫn còn tình trạng thời hạn của một số cuộc thanh tra bị kéo dài, chƣa đảm bảo đúng tiến độ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khẩn trƣơng, kịp thời của công tác, nhất là giai đoạn sau khi kết thúc thanh tra cho đến khi công bố kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra còn chung chung, chƣa đánh giá chính xác tính chất hành vi vi phạm, việc kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong một số trƣờng hợp còn chƣa rõ ràng, cụ thể.
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra triển khai còn ít, hiệu quả hạn chế. Việc thi hành yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ.
Hoạt động thanh tra vẫn còn nặng về thanh tra vụ việc mà chƣa chú trọng đúng mức đến việc phát hiện và kiến nghị những vấn đề nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật quản lý, những kiến nghị xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý và ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý. Trong một số trƣờng hợp, mặc dù theo quy định việc kết luận thanh tra thuộc quyền hạn của Ngƣời ra quyết định thanh tra, nhƣng trên thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến cấp trên vì thƣờng liên quan đến trách nhiệm quản lý của các cán bộ lãnh đạo.
Thanh tra hành chính: Một số lĩnh vực công tác nhiều năm vẫn chƣa đƣợc thực hiện thanh tra diện rộng nhƣ chấp hành nghiêm điều lệnh nội vụ, xây dựng nếp sống vì nhân dân phục vụ,.. Việc kiểm tra, hƣớng dẫn trực tiếp, chỉ đạo của Thanh tra Bộ VHTTDL đối với các đơn vị, địa phƣơng về chỉ đạo xử lý kết quả thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kiến nghị thanh tra và chỉ đạo của lãnh đạo về kết quả thanh tra ở một số đơn vị, địa phƣơng còn hạn chế, có những đơn vị, địa phƣơng không thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ.
Thanh tra chuyên ngành: Chƣa tập trung tổng kết các cuộc thanh tra chuyên ngành diện rộng. Bên cạnh đó, nhận thức về đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp, phạm vi, phân công, phân cấp thanh tra,… chƣa thống nhất dẫn đến sự lúng túng trong quá trình thực hiện.
Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Công tác quản lý đơn thƣ cơ bản đúng trình tự, thủ tục nhƣng việc phân loại đơn thƣ chƣa chính xác, chƣa phân biệt đƣợc thẩm quyền dẫn đến tình trạng chuyển đơn lòng vòng, vi phạm thời hạn giải quyết, kết luận thiếu chính xác, xử lý cán bộ sai phạm chƣa nghiêm. Một số vụ việc còn để kéo dài, khiếu
kiện vƣợt cấp. Vẫn còn tình trạng đơn KNTC có cùng một nội dung, in sao gửi nhiều nơi, nhiều cấp. Chế độ báo cáo công tác giải quyết KNTC chƣa đƣợc chấp hành đầy đủ.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ thanh tra (CBTT) về công tác giải quyết KNTC chƣa đầy đủ; một số cán bộ trực tiếp xác minh kết luận, tham mƣu giải quyết KNTC chƣa nắm vững nghiệp vụ thanh tra giải quyết KNTC.
Một số trƣờng hợp ngƣời dân KNTC có nhận thức pháp luật hạn chế hoặc ý thức chấp hành pháp luật kém, không chấp nhận những quyết định giải quyết KNTC đúng pháp luật, cùng với đó là một số đối tƣợng có động cơ, mục đích bôi nhọ, chống chính quyền khiếu tố sai sự thật vẫn tiếp tục đeo bám, khiếu kiện dai dẳng, gây tốn kém thời gian, kinh phí của cơ quan Nhà nƣớc.
Đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
Việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chƣa đƣợc kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; công tác quản lý, theo dõi việc kê khai, công khai, xác minh về tài sản, thu nhập chƣa có tính hệ thống; ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát các giao dịch về tài sản, kiểm soát thu nhập còn hạn chế.
Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã đƣợc quy định cụ thể và quán triệt thƣờng xuyên nhƣng tình trạng vi phạm còn khá phổ biến; nhiều CBTT thậm chí là ngƣời đứng đầu chƣa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thực hiện; cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm nhiều nơi còn thiếu chặt chẽ, không nghiêm, chƣa tạo đƣợc ý thức tuân thủ rộng rãi các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành xử của CBTT.
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác đấu tranh PCTN, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm còn hạn chế. Nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chuyển từ Thanh tra Bộ VHTTDL sang cơ quan điều tra còn chậm trễ gây khó khăn cho công tác điều tra, nhất là thu thập chứng cứ.
Việc xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan khi xảy ra tham nhũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều trƣờng hợp ngƣời còn nể nang, né tránh trong việc xử lý trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu; công tác phối hợp, phân công nhiệm vụ còn trùng lặp, chƣa thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn về PCTN.
Việc phát hiện các vụ việc tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra còn ít, đa số các vụ việc tham nhũng đƣợc phát hiện chủ yếu thông qua tố cáo của ngƣời dân hoặc qua phản ánh của các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Công tác phòng ngừa tham nhũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, mặc dù các sai phạm đƣợc phát hiện khá nhiều nhƣng quyền hạn của thanh tra còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc xác định hành vi tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra. Trên thực tế Thanh tra Bộ VHTTDL chỉ có thể thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và phát hiện ban đầu đối với tội phạm tham nhũng. Việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng vƣợt ra ngoài thẩm quyền của thanh tra.
Về đội ngũ thanh tra và trang thiết bị phục vụ thanh tra
Số lƣợng, biên chế công chức, Thanh tra viên còn quá ít dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thành khối lƣợng lớn công việc mà Thanh tra Bộ VHTTDL phải đảm nhiệm. Với cơ cấu nhân sự trẻ làm nhiệm vụ thanh tra không nhiều là hạn chế cho quá trình kế thừa và tạo nguồn nhân lực thanh tra ngay tại đơn vị.
Mặc dù đƣợc đánh giá là đơn vị có nguồn nhân lực thanh tra chất lƣợng cao, có kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên phần lớn là nhân sự thanh tra đƣợc điều động từ các đơn vị, địa phƣơng chủ yếu làm nhiệm vụ chuyên môn trong các lĩnh vực của công tác quản lý nhà nƣớc đơn thuần, nên kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra còn hạn chế, kỹ năng giải quyết các vụ việc thanh tra còn lúng túng.
Trình độ chuyên môn của một số công chức, Thanh tra viên vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng đƣợc hết yêu cầu của công việc, đặc biệt thanh tra trong lĩnh vực đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu cả về chuyên ngành và kiến thức tổng hợp thuộc tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn nhiều lạc hậu, trụ sở làm việc còn chật chội. Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng trong công tác quản lý và thực hiện hoạt động thanh tra còn yếu kém, dẫn đến quá trình tổng hợp thông tin cán bộ, lƣu trữ, tra cứu hồ sơ thanh tra, đặc biệt là công tác phân loại đơn thƣ KNTC gặp nhiều khó khăn.
Những quy định của pháp luật hiện hành về chế độ lƣơng, phụ cấp cho công chức, Thanh tra viên chƣa phù hợp với thực tế, kinh phí tổ chức và tiến hành các hoạt động thanh tra còn hạn hẹp ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết công việc.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Bộ có lúc chƣa tập trung, chƣa thực sự quan tâm tổ chức và chỉ đạo công tác thanh tra, chƣa coi thanh tra là một chức năng thiết yếu của công tác quản lý mà chỉ sử dụng nhƣ là một công cụ để xử lý các vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý. Thanh tra Bộ VHTTDL vẫn chƣa đƣợc coi là một công cụ đắc lực phục vụ hoạt động quản lý của Bộ. Vì vậy, Thanh tra Bộ VHTTDL chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển xứng tầm với vai trò, nhiệm vụ đƣợc giao.
Sự phụ thuộc quá lớn của Thanh tra Bộ VHTTDL đối với cơ quan quản lý là Bộ VHTTDL cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Đặc biệt, quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế, Thanh tra Bộ VHTTDL chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả thƣờng không cao, phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị đƣợc Thanh tra
Bộ VHTTDL đề xuất. Điều này phần nào ảnh hƣởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động của Thanh tra Bộ VHTTDL.
Việc nắm bắt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vẫn còn những hạn chế nhất định dẫn đến công tác lập kế hoạch, tổng hợp, thông tin, báo cáo về hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ VHTTDL chƣa đáp ứng đƣợc hết những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, chƣa tham mƣu tốt cho công tác lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ.
Hoạt động đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm đặc biệt là đối với những cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng và biện pháp phát huy kết quả thanh tra, nâng cao hiệu quả thanh tra còn chậm, nhiều vƣớng mắc, kết quả thanh tra và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra không đƣợc thông báo, tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời nhằm khắc phục khuyết điểm, đề ra biện pháp giải quyết những vƣớng mắc, đổi mới cơ chế lãnh dạo, chỉ đạo điều hành.
Trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hƣớng kinh tế thị trƣờng, khách thể của hoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, các phƣơng thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp ứng kịp với yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Đội ngũ CBTT Thanh tra Bộ VHTTDL chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về