Về nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 61)

2.2.3.1. Lãnh đạo Thanh tra Bộ

Hiện nay, lãnh đạo Thanh tra Bộ VHTTDL gồm Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra.

Chánh Thanh tra Bộ là ngƣời đứng đầu cơ quan Thanh tra Bộ, do Bộ trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng và Thanh tra Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ VHTTDL.

Các Phó Chánh Thanh tra Bộ cùng với Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thanh tra Bộ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc đƣợc Chánh Thanh tra Bộ phân công.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trƣởng Bộ VHTTDL quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, hiện nay đội ngũ lãnh đạo cấp phòng của Thanh tra Bộ VHTTDL đã đƣợc kiện toàn đầy đủ bao gồm mỗi

phòng chuyên môn do 01 Trƣởng phòng phụ trách và 02 Phó Trƣởng phòng giúp việc.

2.2.3.2. Thanh tra viên và công chức thanh tra Về số lượng biên chế

Hiện nay, nhân sự các phòng của Thanh tra Bộ gồm: + Phòng Hành chính-Tổng hợp: 5 ngƣời;

+ Phòng Thanh tra Văn hóa-Gia đình: 7 ngƣời; + Phòng Thanh tra Thể dục, thể thao: 4 ngƣời; + Phòng Thanh tra Du lịch: 7 ngƣời;

+ Phòng Thanh tra Hành chính và Chống tham nhũng: 7 ngƣời.

Số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng nhân sự nhƣ hiện nay là phù hợp với quy định pháp luật.

Bảng thống kê số lượng biên chế của Thanh tra Bộ VHTTDL năm 2014 và năm 2017 Đơn vị: người Năm Biên chế Thanh tra viên cao cấp Thanh tra viên chính Thanh tra viên Số lƣợng chƣa đƣợc bổ nhiệm và không làm công tác thanh tra 2014 26 5 8 7 6 2017 30 7 12 7 4

(Nguồn: Thanh tra Bộ VHTTDL) Về trình độ chuyên môn, chính trị

Nhìn chung, nhân sự của Thanh tra Bộ có sự hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm chắc các chủ trƣơng, quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, 100% nhân sự làm nhiệm vụ thanh tra đạt trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Tuyệt đại đa số nhân sự có trình độ chuyên môn đại học, một số có trình độ thạc sĩ. Nhìn chung, nguồn nhân lực có chất lƣợng cơ bản.

2.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất, trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động

Trang phục của Thanh tra viên, công chức thanh tra của Bộ VHTTDL đƣợc đầu tƣ và trang bị theo quy định tại Thông tƣ số 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nƣớc. Chế độ quản lý, cấp phát trang phục thực hiện theo quy định pháp luật.

Phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật cho hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ VHTTDL đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tƣ số 01/2017/TT- BVHTTDL ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ VHTTDL. Theo đó, gồm các loại phƣơng tiện, kỹ thuật sau:

- Phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng (xe ô tô, mô tô, xuồng, canô chuyên dùng);

- Thiết bị đo cƣờng độ ánh sáng;

- Thiết bị đo cƣờng độ âm thanh, thiết bị đo độ ồn; - Thiết bị đo độ PH, tiêu chuẩn nƣớc bể bơi;

- Thiết bị đo nhanh nƣớc thải;

- Thiết bị đo độ bụi không khí, chất lƣợng không khí; - Thiết bị ghi âm, ghi hình, máy ảnh;

- Máy tính xách tay, máy in cầm tay, điện thoại di động; - Máy fax, máy photocopy, máy scan;

- Các thiết bị văn phòng khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nêu trên, trong trƣờng hợp cần thiết, cơ quan Thanh tra VHTTDL (áp dụng chung) đƣợc trang bị bổ sung các phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng [5].

2.2.5. Các mối quan hệ về tổ chức

2.2.5.1. Mối quan hệ với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Theo chiều ngang, Thanh tra Bộ VHTTDL là cơ quan tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ VHTTDL thực hiện quản lý nhà nƣớc về thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN; tiến hành thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN theo quy định của pháp luật góp phần bảo đảm sự quản lý thống nhất của Bộ trƣởng Bộ VHTTDL trong lĩnh vực ANTT.

Thanh tra Bộ VHTTDL chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nội dung công tác của Bộ VHTTDL. Cụ thể: Bộ trƣởng Bộ VHTTDL quyết định việc thành lập và xây dựng tổ chức Thanh tra Bộ VHTTDL, bố trí những cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra, trực tiếp chỉ đạo hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ VHTTDL. Bộ trƣởng Bộ VHTTDL có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra cho Thanh tra Bộ VHTTDL. Bộ trƣởng Bộ VHTTDL có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm báo cáo với Bộ trƣởng Bộ VHTTDL về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ VHTTDL; xin ý kiến về những vấn đề vƣợt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trƣớc Bộ trƣởng Bộ VHTTDL khi có yêu cầu.

Từ mối quan hệ hai chiều nêu trên, có thể nhận thấy sự phụ thuộc của Thanh tra Bộ VHTTDL vào Bộ trƣởng Bộ VHTTDL cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này dẫn đến tính độc lập, chủ động trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ VHTTDL bị giới hạn.

2.2.5.2. Mối quan hệ với Thanh tra Chính phủ

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết

KNTC và PCTN trong phạm vi cả nƣớc; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Bộ VHTTDL là một cơ quan thanh tra thuộc hệ thống thanh tra nhà nƣớc, theo chiều dọc, Thanh tra Bộ VHTTDL chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL do Bộ trƣởng Bộ VHTTDL bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm báo cáo công tác trƣớc Thanh tra Chính phủ. Qua đó thể hiện mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dƣới trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nƣớc.

2.2.5.3. Mối quan hệ với các cơ quan khác

Bên cạnh những mối quan hệ đã phân tích ở trên, Thanh tra Bộ VHTTDL còn có mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm, phát hiện qua thanh tra và trao đổi kinh nghiệm trong công tác thanh tra với Thanh tra các Bộ, ngành khác; có quan hệ phối hợp trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm theo quy định của pháp luật với Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

2.3. Thực trạng hoạt động của Thanh tra Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Du lịch

2.3.1. Khái quát chung

Những năm qua, đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thanh tra Chính phủ, với sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan, Thanh tra Bộ Bộ VHTTDL đã hoàn thành 100% kế hoạch công tác và nhiệm vụ đột xuất do lãnh đạo Bộ giao. Các vụ việc giải quyết theo đúng trình tự và quy định của pháp luật. Công tác thanh tra chuyên ngành, trong lĩnh vực văn hóa, đã làm tốt công tác kiểm tra hoạt động lễ hội đâu xuân phục vụ nhân dân đón tết Nguyên Đán; các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật đƣợc xử lý nghiêm minh.

Những kết quả đã đạt đƣợc trong lĩnh vực quyền tác giả quyền liên quan đƣợc đánh giá cao. Trong lĩnh vực thể thao công tác tổ chức giải thi đấu thể thao ngày càng đi vào nề nếp, ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh dịch vụ thể thao đƣợc nâng cao. Hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch đã góp phần tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, thu hút khách du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách, tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch. Công tác thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng cũng đƣợc triển khai theo đúng kế hoạch, các cuộc thanh tra, kiểm tra đã hoàn thành đúng thời hạn và có hiệu quả, các sai phạm đƣợc chấn chỉnh kịp thời, xử lý kiên quyết, dứt điểm không để tồn đọng sau thanh tra. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đƣợc duy trì thƣờng xuyên, đã bảo vệ quyền lợi ích họp pháp của công dân. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ còn thƣờng xuyên tham gia xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật góp phần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

2.3.2. Về công tác thanh tra

2.3.2.1. Quản lý nhà nước về thanh tra

Hàng năm Thanh tra Bộ VHTTDL đã chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác thanh tra trình Bộ trƣởng Bộ VHTTDL phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ VHTTDL; yêu cầu các đơn vị, địa phƣơng báo cáo về công tác thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý thanh tra của Bộ trƣởng, và của Thanh tra Bộ VHTTDL.

Thực hiện chỉ đạo thƣờng xuyên của Bộ VHTTDL, Thanh tra Bộ VHTTDL liên tục tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác thanh tra và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật chung về công tác thanh tra hàng năm trong toàn lực lƣợng.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kết thúc các cuộc thanh tra, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tổng hợp kết quả hoặc tổng kết thanh tra chuyên đề, báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị, địa phƣơng có biện pháp cụ thể khắc phục tồn tại, thiếu sót. Thống kê cho thấy, từ năm 2013 đến nay, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tổ chức 171 cuộc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra hƣớng dẫn công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, xử lý sau thanh tra. Tiến hành 11 cuộc thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trƣởng cơ quan các đơn vị, địa phƣơng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết KNTC.

Thanh tra Bộ VHTTDL luôn chú trọng tới công tác quản lý nhà nƣớc về thanh tra, nhờ đó nhận thức của CBCS làm nhiệm vụ thanh tra cũng nhƣ các cấp, các ngành về thanh tra ngày càng đƣợc nâng cao, chất lƣợng và hiệu lực thi hành của các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý thanh tra đƣợc đảm bảo.

2.3.2.2. Kết quả thực hiện hoạt động thanh tra * Thanh tra hành chính

- Triển khai, kết quả các cuộc thanh tra: Báo cáo số 270/BC- BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2016 về Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016, Kế hoạch công tác năm 2017 [1], năm 2016, 09 cuộc theo kế hoạch (03 cuộc thanh tra dự án, 06 cuộc thanh tra tài chính), 01 cuộc kiểm tra đột xuất, về tiên độ: Đã ban hành 09 kết luận thanh tra; về kết quả: qua thanh tra chƣa phát hiện vi phạm về kinh tế.

- Các lĩnh vực thanh tra:

Thanh tra dự án: 03 cuộc thanh tra về đầu tƣ xâỵ dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị: tại Trƣờng Đại học TDTT thành pho Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm huấn luyện Thể thao Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm Công nghệ Thông tin còn một số thiếu sót về thực hiện Luật Đấu thầu, công tác quản lý chất lƣợng công trình và công tác thanh, quyết toán; Dự án đầu tƣ thiết bị nghiên cứu ứng dụng phục vụ đào tạo và

nghiên cứu khoa học tại Trƣờng Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, một số gói thầu còn thiếu hồ sơ, có gói thầu biên bản nghiệm thu không có chữ ký của tƣ vấn giám sát. Tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia thành phố HCM công tác quản lý chất lƣợng công trình và nghiệm thu thiết bị, bàn giao chƣa chặt chẽ. Qua đó, Thanh tra Bộ đã yêu cầu chủ đầu tƣ và đơn vị đƣợc thanh tra thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị. [1]

Thanh tra tài chính 06 cuộc tại Trƣờng Cán bộ Quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trƣờng Cao đẳng Nghề Du lịch Nha Trang, Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội và Cục Mỹ thuật, nhiêp ảnh và Triên lãm. Kêt luận thanh tra đã phát hiện một sô tôn tại, thiêu sót về quy chế chi tiêu nội bộ, sổ sách chứng từ kế toán và một số khoản chi chƣa đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý. Thanh tra Bộ đã kiến nghị biện pháp xử lý và yêu cầu các đơn vị sửa chữa, khắc phục những tồn tại, hạn chế [1].

Kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ về việc công ty cổ phần TDTT Việt Nam ký kết và thực hiện các họp đồng hợp tác kinh doanh tại khu đất 181 Nguyễn Huy Tƣởng [1].

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chổng tham nhũng.

Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng tại 04 đơn vị: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc VN, Viện Phim Việt Nam, Trƣờng Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật Tây Bắc và trƣờng Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng. Qua kiểm tra trách nhiệm ngƣời đứng đầu trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật vê phòng, chống tham nhũng, các đơn vị đã từng bƣớc nhận thức và triên khai thực hiện một sô nội dung về công tác PCTN, nhƣ: Xây dựng và triển khai Quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, thực hiện quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo.

* Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành

- Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra:

Tổng số cuộc có thành lập đoàn: 145 cuộc (trong đó lĩnh vực văn hóa, gia đình 115 cuộc, lĩnh vực thể thao 13 cuộc, lĩnh vực du lịch 17 cuộc), (bằng năm 2015)

Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra: 378 cá nhân, tổ chức (giảm 3% so với năm 2015);

Những lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chủ yếu: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, hoạt động kinh doanh lữ hành, lƣu trú; Kiêm tra công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội trƣớc, ữong và sau têt Bính Thân; kiêm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về triên lãm mỹ thuật, công tác gia đình, biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, di tích, hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trƣờng du lịch; hoạt động dịch vụ thể dục thể thao và công tác tổ chức giải thi đấu thể thao.

- Kết quả thanh tra:

Năm 2016, số cá nhân, tổ chức có vi phạm: 97 cá nhân, tổ chức, cơ cơ sở vi phạm, giảm hơn 30% so với năm 2015 [1].

Các vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra nhƣ: Trong hoạt động văn hóa: sao chép chƣơng trình phần mềm máy tính mà không đƣợc phép của chủ sở hữu; vi phạm quyền nhân thân, tổ chức biểu diễn nghệ thuật không đúng nội dung ghi trong giấy phép, quảng cáo rƣợu, ép buộc tiếp nhận quảng cáo. Trong hoạt động du lịch sử dụng hƣớng dẫn viên không có hợp đồng. Trong hoạt động thể dục, thể thao các cơ sở không có nhân viên y tế. Trong hoạt động du lịch: kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; không đủ 3 hƣớng dẫn viên theo quy định, sử dụng ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)