Mức độ độc lập về tổ chức và hoạt động của Thanhtra Bộ với đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 51)

Về nguyên tắc, hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ là độc lập, tuân thủ pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trong khâu tổ chức không đảm bảo đƣợc sự độc lập của Thanh tra Bộ thì cơ quan này khó mà đảm bảo sự độc lập trong hoạt động thanh tra.

1.3.3. Sự phân định giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ

Một là, giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

Hai là, tiến hành thanh tra hành chính (đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ) và thanh tra chuyên ngành (đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vực của bộ; thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật).

Trong đó, nhóm chức năng thứ nhất thuộc nhóm chức năng quản lý nhà nƣớc, nhóm thứ hai thuộc chức năng hoạt động chuyên môn. Từ sự phân định này mà Thanh tra Bộ cần tổ chức các bộ phận sao cho hợp lý, vừa đảm bảo tính phân định, vừa đảm bảo tính tƣơng thích, hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là cơ sở để hoàn thiện các nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc về thanh tra, hay nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ.

1.3.4. Phương thức tổ chức bộ máy và thực hiện hoạt động thanh tra

Đây là vấn đề thuộc về khoa học tổ chức và quản lý. Lịch sử khoa học quản lý đã chứng minh rằng, mô hình hành chính quan liêu, thứ bậc thƣờng làm cho bộ máy vận hành nặng nề, thông tin quản lý thƣờng bị chậm và dễ bị gián đoạn, biến dạng. Điều này là những hạn chế đối với công tác quản lý.

Trong thời hiện đại, công tác quản lý đòi hỏi hệ thống phải phản ứng nhanh, thông tin quản lý cần đa chiều, thông suốt, đảm bảo độ tin cậy giữa chủ thể và đối tƣợng quản lý, để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của quản lý. Điều này cũng đúng với trƣờng hợp của Thanh tra Bộ. Nếu bộ máy đƣợc tổ chức khoa học, gọn, cơ chế vận hành trơn chu, thì các hoạt động từ tổ chức nội bộ đến hoạt động thanh tra có thể đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn nhất và mang lại hiệu quả nhất.

1.3.5. Sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại cho hoạt động của Thanh tra Bộ

Thanh tra cần tới phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ là điều hiển nhiên. Điều đáng lƣu ý ở đây là, nếu ứng dụng đƣợc thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện

đại vào công tác, thì vừa góp phần giảm biên chế, vừa tiết kiệm đƣợc thời gian mà tăng cƣờng đƣợc độ chính xác, tin cậy của kết quả công việc, tăng cƣờng hiện đại hóa, sẽ làm thay đổi phƣơng thức hoạt động theo hƣớng hiện đại.

Kết luận Chƣơng 1

Thanh tra là một chức năng của quản lý hành chính nhà nƣớc, đƣợc thực hiện bởi một loại cơ quan chuyên biệt có tên chung là cơ quan Thanh tra nhà nƣớc. Hệ thống thanh tra nhà nƣớc đƣợc tổ chức từ trung ƣơng tới địa phƣơng, gắn liền với tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc.

Cơ quan thanh tra Bộ đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc, quy phạm nhất định, trong đó, cần sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với tổ chức, hoạt động và các điều kiện bảo đảm. Đây cũng là vấn đề cần đƣợc làm rõ không chỉ về mặt nhận thức mà còn cả thực tiễn, để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Bộ nói riêng, hệ thống thanh tra nhà nƣớc nói chung.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA THANH TRA BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

2.1. Khái lƣợc sự hình thành và phát triển của Thanh tra Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch hoá Thể thao và Du lịch

Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đƣợc thành lập, tổ chức gắn liền với quá trình thành lập, tổ chức của Bộ VHTTDL và thanh tra ngành VHTTDL.

Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣợc thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (theo Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nƣớc về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.

Ở giai đoạn này, Bộ VHTTDL tổ chức và hoạt động theo quy định của Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Quyết định số 179/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là thời điểm đánh dấu sự thành lập

của Thanh tra Bộ VHTTDL sau khi Bộ VHTTDL đƣợc thành lập ngày 31 tháng 7 năm 2007 theo Nghị quyết số 01/2007/QH12.

Để vận hành Thanh tra Bộ sau khi đƣợc thành lập, ngày 18 tháng 3 năm 2008, Bộ trƣởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh ký ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-BVHTTDL về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ VHTTDL. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 64/2003/QĐ-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin, Quyết định số 1070/2005/QĐ- UBTDTT ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ủy ban thể dục thể thao, Quyết định số 390/QĐ-TCDL ngày 28 tháng 10 năm 2003 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục du lịch.

Về phƣơng diện pháp luật thanh tra, sau khi thành lập Bộ VHTTDL quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2009 quy định về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2009, và thay thế các Nghị định số 144/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Thể dục thể thao, Nghị định số 138/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Văn hóa – Thông tin và Nghị định số 47/2001/NĐ- CP ngày 10 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch. Giai đoạn này, Thanh tra ngành VHTTDL tổ chức và hoạt động theo Luật Thanh tra năm 2004.

Từ năm 2010, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành VHTTDL có sự điều chỉnh, trên cơ sở những thay đổi về tổ chức và hoạt động của Bộ TTVHDL và pháp luật thanh tra theo Luật Thanh tra năm 2010. Bộ VHTTDL đƣợc tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, và Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Về phía tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ, căn cứ Luật Thanh tra năm 2010 và những điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của Bộ VHTTDL, ngày 04 tháng 11 năm 2013, Bộ trƣởng Bộ TTVHDL đã ký ban hành Quyết định số 3885/QĐ-BVHTTDL Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định này bổ sung thêm chức năng của Thanh tra Bộ là giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Ngày 27 tháng 12 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 173/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay thế Nghị định số 71/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2009 từ ngày 15 tháng 02 năm 2017. Theo Nghị định số 173/2016/NĐ-CP, Cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm: Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Thanh tra bộ); Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, Thanh tra Sở Du lịch (Thanh tra sở).

Thanh tra bộ là cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Hoạt động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Nhƣ vậy, về mặt tổ chức và hoạt động, hiện nay Thanh tra Bộ VHTTDL đƣợc tổ chức và hoạt động theo 2 căn cứ pháp lý cơ bản là: Quyết định số 3885/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ TTVHDL về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và Nghị định số 173/2016/NĐ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2.2. Thực trạng tổ chức của Thanh tra Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch lịch

2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

- Về vị trí và chức năng:

Theo Quyết định số 3885/QĐ-BVHTTDL, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các chức năng sau [6]:

+ Giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

+ Tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Với vị trí, chức năng đó, Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ trƣởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hƣớng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc.

Hoạt động của Thanh tra Bộ thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra năm 2010 và Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP, theo đó, có các nhóm nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Thứ nhất, trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trƣởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ;

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trƣởng, Thanh tra Bộ;

- Hƣớng dẫn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thủ trƣởng, Thanh tra nhân dân của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan đến lĩnh vực thanh tra văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.

Thứ hai, trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nƣớc do Bộ trƣởng quyết định thành lập;

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của ngành, lĩnh vực do Bộ trƣởng phụ trách;

- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của bộ khi cần thiết.

Thứ ba, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thường trực trụ sở tiếp công dân của Bộ.

Thứ tư, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Thứ năm, các hoạt động khác để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra (khoảng 2, 3, 4 và 5 Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP):

- Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tác thanh tra thuộc Bộ, ngành mình.

- Tuyên truyền, hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ.

Thứ sáu, nhiệm vụ, quyền hạn về mặt hành chính, là quản lý đơn vị:

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ, chính sách, đãi ngộ, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trƣởng.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ còn có nhiệm vụ giúp Bộ trƣởng tổ chức phối hợp các ngành, các cấp và các cơ quan liên quan trong quá trình thanh tra,

kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trƣởng giao.

2.2.2. Về cơ cấu tổ chức

Từ năm 2013 đến nay, Thanh tra Bộ gồm 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các phòng do Chánh Thanh tra Bộ đề xuất, Bộ trƣởng Bộ VHTTDL quyết định. Các phòng chức năng cụ thể theo Quyết định số 3885/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)