Đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng thức hoạt động thanhtra của Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 92 - 96)

Một là, xây dựng kế hoạch thanh tra.

Đẩy mạnh công tác khảo sát, xác định nội dung thanh tra phù hợp trƣớc khi tiến hành lập kế hoạch thanh tra. Hiện nay, tình hình VHTTDL diễn biến hết sức phức tạp, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều phƣơng thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật mới tinh vi. Do đó, trong quá trình khảo sát, lập kế hoạch thanh tra, Thanh tra viên phải chủ động tổ chức tốt công tác nắm, dự báo tình hình hoạt động của công tác Công an, xác định chuyên đề thanh tra, đặc biệt là hoạt động thanh tra chuyên ngành diện rộng nhằm mục đích xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra phải cụ thể, sát với thực tiễn, kịp thời kiến nghị, đề xuất đƣợc những biện pháp đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả.

Tăng cƣờng xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng, thƣờng xuyên đối với một số lĩnh vực công tác nhạy cảm, đang là vấn đề nổi cộm của dƣ luận xã hội đối với quản lý nhà nƣớc về VHTTDL nhƣ: sự chấp hành kỷ cƣơng hành chính của cán bộ, công chức trong ngành,…nhằm giữ vững kỷ cƣơng, trật tự, góp phần xây dựng hình ảnh CBCC ngành VHTTDL vì nhân dân phục vụ.

Ban hành quy trình chuẩn về xây dựng kế hoạch thanh tra cho Thanh tra VHTTDL các địa phƣơng. Phƣơng pháp, cách thức xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra phải đƣợc thiết kế quy trình chặt chẽ, có tính khoa học,

tránh tình trạng chồng chéo về đối tƣợng, thời gian thanh tra. Kế hoạch phải phản ánh đƣợc nội dung, phƣơng thức phối hợp hoạt động của các cơ quan có chức năng thanh tra, đảm bảo tính thống nhất, khoa học và đúng pháp luật

Xây dựng một cơ chế hữu hiệu để theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch thanh tra. Thanh tra Bộ VHTTDL cũng cần có quy định cụ thể về trách nhiệm để thực hiện công tác theo dõi, đôn đốc và hình thức xử lý đối với tình trạng chậm tiến độ làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế hoạch thanh tra.

Hai là, công tác thanh tra.

Tổ chức của Đoàn thanh tra phải chặt chẽ, hoạt động của Đoàn thanh tra phải đảm bảo các nguyên tắc chính xác, khách quan, đúng pháp luật và không gây khó khăn cho các hoạt động bình thƣờng của các cơ quan, tổ chức là đối tƣợng thanh tra. Kết quả thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đúng pháp luật, Ngƣời ra quyết định thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra cần có quyết định xử lý chính xác, kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Bộ VHTTDL xử lý kịp thời ngay trong quá trình thanh tra và sau khi kết thúc thanh tra.

Thiết lập hệ thống báo cáo ngày, nhật ký công việc đối với thành viên của Đoàn thanh tra, định kỳ báo cáo với Trƣởng đoàn thanh tra, nộp lại và lƣu giữ cùng với hồ sơ vụ việc sau khi kết thúc mỗi cuộc thanh tra nhằm nâng cao tinh thần tự giác, tính kỷ luật đối với mỗi thành viên của Đoàn thanh tra. Đồng thời cũng là một cơ sở để Ngƣời ra quyết định thanh tra nắm bắt tình hình hoạt động của đoàn.

Nâng cao vai trò của công tác giám sát Đoàn thanh tra, trƣớc khi ban hành kết luận thanh tra, Ngƣời ra quyết định thanh tra cần yêu cầu Giám sát đoàn thanh tra họp thông qua báo cáo kết quả thanh tra, có ý kiến cụ thể trong báo cáo giám sát về ý thức chấp hành kỷ luật, quy chế Đoàn thanh tra của thành viên đoàn, những nội dung Đoàn thanh tra đã báo cáo, kiến nghị.

Chủ động tham mƣu với lãnh đạo Bộ ban hành quy chế phối hợp giữa Thanh tra Bộ VHTTDL với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ VHTTDL, làm cơ sở tăng cƣờng các hoạt động phối hợp với ủy ban kiểm tra các cấp. Chủ động phối hợp với ủy ban kiểm tra các cấp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tình hình liên quan đến công tác quản lý CBCC, kết quả xem xét, giải quyết đơn thƣ tố cáo, kể cả đơn thƣ giấu tên, mạo tên, từ đó phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm của CBCC là đảng viên, tổ chức đảng. Đồng thời, tham gia phối hợp với ủy ban kiểm tra trong việc giải quyết KNTC, thu thập những thông tin chứa đựng các dấu hiệu vi phạm của cán bộ, đảng viên. Qua đó, tích lũy đƣợc tài liệu phục vụ quá trình tiến hành thanh tra đối với những trƣờng hợp cùng chung đối tƣợng với ủy ban kiểm tra các cấp.

Tăng cƣờng các hoạt động hƣớng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra Công an các đơn vị, địa phƣơng và đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Để nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra cần xây dựng quy trình xử lý sau thanh tra để theo dõi, giám sát việc thực thi kết luận thanh tra. Thông qua đó xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức là đối tƣợng thanh tra; cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý thanh tra. Bên cạnh đó cần quy định một cách cụ thể các chế tài đƣợc áp dụng đối với đối tƣợng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thời gian đã quy định.

Tổ chức hoạt động đánh giá, tổng kết nhanh chóng ngay khi kết thúc các cuộc thanh tra, đặc biệt đối với các cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng để kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng các biện pháp khắc phục hiệu quả đối với các đơn vị, địa phƣơng.

Ba là, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đẩy mạnh công tác chủ động nắm tình hình KNTC, phát hiện những dấu hiệu có thể dẫn đến khiếu kiện phức tạp để tham mƣu kịp thời cho cấp uỷ

Đảng, lãnh đạo Bộ chỉ đạo, giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, không để phát sinh thành ―điểm nóng‖ gây mất ANTT, có nguy cơ dẫn đến kéo dài, khiếu nại vƣợt cấp. Chủ động rà soát, xem xét, đề ra các biện pháp giải quyết dứt điểm đối với các vụ khiếu kiện đông ngƣời theo tinh thần chỉ đạo của Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về giải quyết KNTC.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại và pháp luật về các lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại cho các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau để ngƣời dân hiểu và thực hiện tốt quyền khiếu nại của mình. Tích cực tham mƣu lãnh đạo Bộ thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ và đột xuất, gắn việc tiếp công dân với việc giải quyết KNTC.

Tăng cƣờng hoạt động gặp gỡ, đối thoại với CBTT trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KNTC động viên tinh thần, chỉ đạo, hƣớng dẫn tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình giải quyết KNTC, tiếp công dân. Quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy, cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC theo hƣớng chuyên nghiệp và có chế độ đãi ngộ, bồi dƣỡng hợp lý.

Bốn là, công tác phòng chống, tham nhũng.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác PCTN. Gắn chặt công tác tuyên truyền, giáo dục PCTN với việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho CBCS. Có chính sách truyền thông đúng đắn, một mặt lên án mạnh mẽ hành vi tham nhũng đi đôi với việc biểu dƣơng, nhân rộng những tấm gƣơng điển hình, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng; mặt khác, tạo và định hƣớng dƣ luận tích cực đấu tranh PCTN.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nƣớc khác và các tổ chức xã hội, báo chí về PCTN đặc biệt là các cơ quan kiểm toán, điều tra, kiểm sát. Trong trƣờng hợp phát hiện hành vi tham nhũng, có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, kiên quyết chuyển cơ quan pháp luật khởi tố.

Tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với Thủ trƣởng các đơn vị, địa phƣơng, chủ động, tích cực phát hiện dấu hiệu tham nhũng qua hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)