Hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của Thanhtra Bộ Văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 89 - 92)

Văn hoá Thể thao và Du lịch

Để tạo cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ VHTTDL thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chiến lƣợc phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành theo quyết định số 2213/QĐ- TTg ngày 08 tháng 12 năm 2015 đã đề ra mục tiêu: ―Xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cƣờng tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra‖ [51]. Vì vậy, pháp luật thanh tra điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ VHTTDL phải đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều trên cơ sở phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển của ngành Thanh tra, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động thanh tra tiên tiến của các nƣớc trên thế giới. Cụ thể:

Một là, cần phải tăng thẩm quyền cho Thanh tra Bộ VHTTDL theo hƣớng tăng cƣờng tính độc lập của Thanh tra Bộ VHTTDL trong việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra và trong việc quyết định kết quả thanh tra. Giao quyền phê duyệt kế hoạch, chƣơng trình thanh tra hàng năm cho Chánh thanh tra Bộ VHTTDL sau khi đã báo cáo thống nhất định hƣớng với Bộ trƣởng Bộ VHTTDL. Vai trò của Bộ trƣởng Bộ VHTTDL chỉ mang tính

định hƣớng công tác thanh tra hàng năm (đối tƣợng, phạm vi, nội dung). Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL sẽ chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra sát với thực tế phù hợp với tình hình hoạt động quản lý nhà nƣớc, không mang tính dàn trải và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra trƣớc Bộ trƣởng Bộ VHTTDL.

Hai là, quy định thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là một bƣớc, công

đoạn mang tính bắt buộc phải thực hiện trong thời gian luật định trƣớc khi ban hành kết luận thanh tra, tăng thêm thời gian ban hành kết luận thanh tra. Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, thời hạn thanh tra hành chính (Điều 45) đƣợc phân thành 03 cấp, theo đó thời hạn thanh tra cũng đƣợc tăng dần lên từ cuộc thanh tra của cấp huyện, sở đến cuộc thanh tra cấp tỉnh, cấp Bộ rồi đến cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện, nhƣng về thời hạn ban hành kết luận thanh tra lại đƣợc quy định chung là sau 15 ngày kể từ khi có báo cáo kết quả thanh tra, không phân biệt cấp nào. Trên thực tế, với thời gian nhƣ vậy đã gây ra không ít khó khăn cho các cơ quan thanh tra Bộ trong việc tuân thủ đúng thời hạn ban hành kết luận thanh tra.

Vì vậy, Luật Thanh tra cần sửa đổi theo hƣớng quy định thời hạn xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra tăng dần nhƣ thời hạn tiến hành thanh tra ở mỗi cấp thanh tra là khác nhau. Đối với thanh tra Bộ, thời hạn xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra là 20 ngày, thời hạn ban hành kết luận thanh tra là 25 ngày (tổng 45 ngày). Với khoảng thời hạn nêu trên, thời gian tiến hành thẩm định sẽ đƣợc xác định cụ thể ở mỗi cơ quan thanh tra và đƣợc tính vào thời hạn ban hành kết luận thanh tra. Theo đó, thời gian tiến hành thẩm định trong khoảng từ 5-10 ngày tùy mỗi cơ quan thanh tra. Với việc quy định cụ thể về thời gian thẩm định, là điều kiện để hoạt động thẩm định dự thảo kết luận thanh tra có ―không gian‖ để hoạt động, có cơ sở để xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan tới hoạt động thẩm định.

Ba là, giao cho Trƣởng Đoàn thanh tra ký kết luận thanh tra và bảo lƣu

kết quả thanh tra. Trên thực tế, Ngƣời ra quyết định thanh tra là ngƣời không trực tiếp tiến hành thanh tra mà chỉ nghe Đoàn thanh tra báo cáo về tiến độ và kết quả thanh tra. Điều này có nghĩa, kết quả của hoạt động thanh tra phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm của Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra có báo cáo đầy đủ, trung thực, khách quan hay không thì Ngƣời ra quyết định thanh tra khó có thể nắm bắt đƣợc hết các vấn đề của cuộc thanh tra, kể cả có sử dụng cơ chế giám sát hoạt động Đoàn thanh tra. Vấn đề đặt ra là theo quy định hiện hành, Ngƣời ra quyết định thanh tra là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung của kết luận thanh tra, chính vì vậy khi không có sự thống nhất về quan điểm với Đoàn thanh tra thì họ phải sử dụng các cơ chế, biện pháp khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình và bảo vệ mình trƣớc pháp luật. Về phía Đoàn thanh tra, do không bị ràng buộc nhiều về trách nhiệm trƣớc pháp luật nên họ có xu hƣớng chỉ báo cáo với Ngƣời ra quyết định thanh tra những sai phạm đã rõ ràng, ít có khả năng sửa chữa, khắc phục, hoặc đối với những vấn đề lớn mang tính vĩ mô, khó giải quyết đẩy trách nhiệm việc kết luận cho Ngƣời ra quyết định thanh tra. Vì vậy, nên quy định thẩm quyền ban hành kết luận thanh tra cho Trƣởng Đoàn thanh tra, nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các thành viên Đoàn thanh tra, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Bốn là, Thanh tra Bộ VHTTDL cần tích cực tham mƣu cho Đảng ủy Bộ VHTTDL, lãnh đạo Bộ trong việc hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết tố cáo và phối hợp xác minh, kết luận nội dung tố cáo. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hƣớng dẫn về công tác quản lý, giải quyết KNTC trong ngành, bảo đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, chi tiết, thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, cụ thể hóa đƣợc các chủ trƣơng, Nghị quyết của Đảng, tăng cƣờng dân chủ, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc giải

quyết KNTC và tiếp dân. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Thanh tra Bộ VHTTDL với các cơ quan chức năng của Bộ trong việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trƣởng. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Thanh tra Bộ VHTTDL với các tổ chức kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án, bảo đảm sự hỗ trợ và sử dụng hiệu quả kết quả hoạt động của nhau.

3.3. Đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng thức hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)