Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Thanhtra Bộ Văn hóa Thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 40)

Thể thao và Du lịch

1.2.3.1. Nhóm nguyên tắc tổ chức cơ quan - Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ, là một loại cơ quan hành chính nhà nƣớc. Vì vậy, về mặt lý luận, chúng tuân theo các nguyên tắc tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam. Đó là:

- Đƣợc tổ chức phù hợp với yêu cầu của chức năng hành pháp mà Chính phủ là thiết chế đứng đầu.

Tổ chức bộ máy hành chính đƣợc thiết kế và vận hành trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng cụ thể; phải có một Chính phủ thực hành quyền quản lý và thống nhất quản lý nền hành chính và tổ chức bộ máy; bộ máy hành chính thống nhất, hoàn chỉnh mới phát huy đƣợc hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nƣớc; quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong tổ chức hành chính.

- Phân định rõ thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận; giao quyền quản lý hợp lý và chịu trách nhiệm; mỗi cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện thẩm quyền hợp lý trên cơ sở sắp xếp bộ máy và xác định số lƣợng, chất lƣợng của cán bộ, công chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

- Thống nhất giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền, giữa quyền và trách nhiệm, giữa nhiệm vụ, trách nhiệm với phƣơng tiện.

- Tiết kiệm và hiệu quả: các quyết định quản lý ban hành đƣợc xã hội, công dân thừa nhận và thực hiện hiệu quả; hiệu quả là hoàn thành đƣợc các mục tiêu đặt ra trong chiến lƣợc, kế hoạch phát triển của tổ chức.

- Mở rộng sự tham gia của công dân vào công việc quản lý một cách dân chủ, tạo lập cơ chế phát huy tối đa tính tích cực của con ngƣời trong tổ chức.

1.2.3.2. Nhóm nguyên tắc hoạt động của tổ chức – Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Tuân theo các nguyên tắc hoạt động đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Đó là các nguyên tắc chung:

- Hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc bằng pháp luật và theo pháp luật; - Tập trung dân chủ;

- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lĩnh vực;

- Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán; - Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ thủ trƣởng.

1.2.3.3. Nhóm nguyên tắc hoạt động thanh tra - của Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Nguyên tắc thanh tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức thanh tra, cán bộ, Thanh tra viên phải tuân theo hoạt động thanh tra.

Các nguyên tắc hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt đƣợc mục đích đề ra.

Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ VHTTDL phải tuân theo các nguyên tắc chung của hoạt động thanh tra sau đây:

Một là, hoạt động thanh tra tuân theo pháp luật. Trong quá trình thanh tra, những ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra (Ngƣời ra quyết định thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra) phải tuân thủ đúng những qui định của pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm minh khi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Việc ra quyết định thanh tra trong phạm vi thẩm quyền; việc tiến hành thanh tra trong phạm vi nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; việc áp dụng các quyền hạn đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật; việc kết luận thanh tra phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Ngƣời ra kết luận thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết luận và việc làm của mình trong quá trình thanh tra.

Các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tƣợng thanh tra; thanh tra vƣợt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho ngƣời có hành vi vi phạm... đều bị nghiêm cấm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hai là, bảo đảm chính xác khách quan, công khai, trung thực, dân chủ, kịp thời. Đây là nguyên tắc quan trọng, vì bất kỳ một kết quả nào trong thanh tra không đảm bảo tính chính xác đều dẫn đến việc nhìn nhận, đánh giá sai đối tƣợng thanh tra, từ đó có những xử lý thiếu đúng đắn, trái pháp luật.

Ba là, tuân thủ trình tự thanh tra. Trong Luật Thanh tra và Nghị định 86/2011/NĐ-CP có một chƣơng riêng về hoạt động thanh tra. Những nội dung cần xác định trong chƣơng này là những qui tắc mà hoạt động thanh tra, đối tƣợng thanh tra và cả những ngƣời có liên quan phải chấp hành.

Bốn là, xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra. Đối tƣợng, phạm vi, nội dung thanh tra luôn đƣợc xác định bởi yêu cầu quản lý nhà nƣớc. Theo từng thời kỳ giai đoạn cụ thể, nhƣ một đòi hỏi mang tính tất yếu quản lý cần phải hƣớng dẫn kiểm soát hệ thống của mình để hƣớng đích.

Do vậy, việc xác định đối tƣợng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra có căn cứ từ hai phƣơng diện:

- Mức khái quát, hệ thống quản lý cần thông tin về vấn đề gì và thanh tra đáp ứng theo phƣơng pháp nào lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính hay xử lý là chính.

- Mức cụ thể, hoạt động thanh tra thuộc quản lý nhà nƣớc ở lĩnh vực nào thì có đối tƣợng phạm vi, nội dung cụ thể theo lĩnh vực đó và điều đó đƣợc thể hiện trực tiếp thông qua quyết định của cấp có thẩm quyền.

Năm là, sử dụng đúng quyền hạn trong hoạt động thanh tra. Quyền hạn trong hoạt động thanh tra là yếu tố mang tính nguyên tắc đảm bảo cho thanh tra đạt đƣợc mục đích đề ra. Hoạt động thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực hành chính nhà nƣớc của cơ quan quản lý hành chính cấp trên đối với cấp dƣới. Do vậy giới hạn, phạm vi sử dụng quyền trong thanh tra nằm trong khuôn khổ của quyền lực hành chính nhà nƣớc. Việc sử dụng đúng quyền hạn trong thanh tra đòi hỏi trên các khía cạnh: phạm vi, tính chất vấn đề, hành động và không hành động trong sử dụng quyền.

Sáu là, hoạt động thanh tra không được làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đây là nguyên tắc thể hiện mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá

nhân là đối tƣợng thanh tra; giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi quyền lực nhà nƣớc với đối tƣợng chịu sự quản lý.

Nhìn một cách tổng quát, mục đích cuối cùng của hoạt động thanh tra là góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định và lành mạnh. Chính vì vậy mà thanh tra không đƣợc làm cản trở hoạt động của đối tƣợng. Các cơ quan thanh tra chỉ tiến hành thanh tra những nội dung ghi trong quyết định thanh tra, không đƣợc tự ý mở rộng phạm vi thanh tra hoặc kéo dài thời gian thanh tra… Việc kết luận phải chính xác, khách quan, không vì động cơ cá nhân, không đƣợc gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng thanh tra. Đồng thời, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định hoạt động thanh tra ―không trùng lặp về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra‖.

1.2.4. Hình thức, phương pháp và nội dung thanh tra của Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

1.2.4.1. Hình thức thanh tra

Hình thức thanh tra là sự thể hiện bên ngoài của những hoạt động thanh tra cùng loại về nội dung, tính chất và phƣơng thức tác động của chủ thể lên khách thể thanh tra.

Phân loại các hình thức thanh tra.

Có nhiều hình thức thanh tra khác nhau, điều này phụ thuộc vào các cách phân loại khác nhau hay còn gọi là phụ thuộc vào các căn cứ phân loại khác nhau.

* Căn cứ vào thẩm quyền và đối tượng thanh tra, có: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về VHTTDL.

- Hoạt động thanh tra hành chính về VHTTDL: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Hoạt động thanh tra chuyên ngành VHTTDL: Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cuộc thanh tra có: Thanh tra diện rộng, thanh tra diện hẹp.

- Thanh tra diện rộng: Thanh tra diện rộng là hình thức thanh tra thƣờng đƣợc áp dụng khi tiến hành thanh tra một cơ quan, một ngành hay một lĩnh vực quản lý để đánh giá kết quả hoạt động một cách tổng thể, toàn diện trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật hoặc cơ chế quản lý để phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm, đổi mới hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc của cơ quan, một ngành hay lĩnh vực đó.

- Thanh tra diện hẹp (chuyên đề, vụ việc): Thanh tra diện hẹp là hình thức thanh tra chỉ tập trung vào một chuyên đề hoặc một vụ việc cụ thể nhất định nào đó để phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm trong chuyên đề, vụ việc đó nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc của cơ quan, của ngành, lĩnh vực.

Khác với thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề, vụ việc có phạm vi, quy mô hẹp hơn và có đối tƣợng, nội dung cụ thể, rõ ràng hơn, tính chất của vụ việc rõ hơn. Vì thế, cơ quan (ngƣời có thẩm quyền thanh tra) cũng dễ dàng hơn trong việc xác định trọng tâm, trọng điểm cần thanh tra và thời gian thanh tra cũng thƣờng ngắn hơn.

* Căn cứ vào chương trình thanh tra có: Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thƣờng xuyên, thanh tra đột xuất.

- Thanh tra theo kế hoạch: Là hình thức thanh tra đƣợc tiến hành theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Kế hoạch thanh tralà văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm

do Thủ trƣởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hƣớng chƣơng trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp.

Kế hoạch thanh tra cần đƣợc dựa trên các căn cứ sau:

+ Yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cấp, ngành cần tiến hành thanh tra để phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp, ngành đó;

+ Những vấn đề bất cập, bức xúc mà quá trình thanh tra trong kỳ kế hoạch trƣớc đã phát hiện nhƣng chƣa đƣợc giải quyết hoặc chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm;

+ Những vấn đề do đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân; đơn kiến nghị, đề nghị của các cơ quan, tổ chức chuyển đến nhƣng chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm vào kỳ kế hoạch trƣớc.

- Thanh tra thường xuyên: đƣợc tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

- Thanh tra đột xuất: Thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra đƣợc tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định.

Thanh tra đột xuất thƣờng gắn với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

* Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra có: Thanh tra kinh tế - xã hội; thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra công vụ.

- Thanh tra kinh tế - xã hội: Là hình thức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về kinh tế và xã hội.

+ Yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nƣớc về kinh tế - xã hội;

+ Đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân về vấn đề kinh tế - xã hội; + Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức.

- Thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo: Là hình thức thanh tra đƣợc tiến hành đối với cơ quan, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, của cá nhân, cơ quan, tổ chức và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

- Thanh tra công vụ: Thanhtra công vụ là hình thức thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật luôn luôn gắn liền với cơ quan, ngƣời có thẩm quyền để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm của đối tƣợng quản lý nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.2.4.2. Phương pháp thanh tra

Trong hoạt động thanh tra thƣờng sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau đây:

* Phương pháp hành chính

Đây là phƣơng pháp không thể thiếu đối với cơ quan, ngƣời có thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra. Sử dụng phƣơng pháp, chủ thể thanh tra yêu cầu đối tƣợng thanh tra cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan để phục vụ cho việc thanh tra.

Phƣơng pháp này bao gồm các công việc sau đây: - Nghiên cứu văn bản pháp luật;

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan.

* Phương pháp tham vấn ý kiến.

- Tham vấn nhà chuyên môn: Chủ thể thanh tra không thể am hiểu tƣờng tận mọi lĩnh vực đƣợc thanh tra. Vì vậy, để làm cho hoạt động thanh tra đạt hiệu quả, rất có thể chủ thể thanh tra phải tham vấn ý kiến của các nhà

chuyên môn. Ý kiến của các nhà chuyên môn sẽ làm cho chủ thể thanh tra hiểu đƣợc nguyên lý, bản chất của vụ việc.

- Tham vấn cá nhân, cơ quan, tổ chức khác:

Chủ thể thanh tra không chỉ thu thập thông tin, tài liệu từ đối tƣợng thanh tra mà cần thu thập thông tin, tài liệu từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Bởi vì, những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có thể có những thông tin, tài liệu rất giá trị về vụ việc đƣợc thanh tra.

* Phương pháp thuyết phục.

Chủ thể thanh tra cần làm cho đối tƣợng thanh tra hiểu rõ rằng mục đích của cuộc thanh tra là cùng với đối tƣợng thanh tra chấn chỉnh những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc để nâng cao hiệu quả của quản lý. Sự hợp tác của đối tƣợng thanh tra bao giờ cũng đƣợc đánh giá cao hơn là không hợp tác và là tình tiết để xem xét giảm trách nhiệm của đối tƣợng thanh tra.

* Chất vấn đối tượng thanh tra.

Chất vấn đối tƣợng thanh tra là phƣơng pháp mà chủ thể thanh tra lấy thông tin về vụ việc bằng cách đặt ra câu hỏi để đối tƣợng thanh tra trả lời. Đồng thời thông qua chất vấn, chủ thể thanh tra cảm nhận, đánh giá thái độ của đối tƣợng thanh tra để góp phần làm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả.

* Phương pháp cưỡng chế.

Đây là phƣơng pháp không thể thiếu trong trƣờng hợp có hành vi gây cản trở hoạt động thanh tra. Chủ thể thanh tra cần áp dụng những biện pháp cần thiết mà pháp luật cho phép để làm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả. Những biện pháp cần thiết đƣợc áp dụng nhƣ: xử phạt vi phạm hành chính; yêu cầu ngƣời có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép đƣợc cấp hoặc sử dụng trái pháp luật.

1.2.4.2. Nội dung thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động của thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)