Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách thực thi chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 107)

3.2. Một số giải pháp nâng cao kết quả thực thi chính sách đối với ngƣờ

3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách thực thi chính

thi chính sách đối với người có công

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức là một trong 5 mục tiêu của Chư ng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực

và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Trong Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Chư ng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đ i h i phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ đề thực hiện thành công mục tiêu của Chư ng trình, đặc biệt là những giải pháp về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đây là chìa khóa để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, quán triệt tới mỗi công chức cần nâng cao h n nữa tinh thần, thái độ trong tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân đồng thời thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm làm tốt h n nữa công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các c quan hành chính nhà nước.

Đây là giải pháp mang tính quyết định đề thực hiện thành công cải cách nền hành chính. Không có đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đủ phẩm chất đạo đức, dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì khó có được những thể chế, chính sách theo kịp và định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Muốn có đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tuyển dụng đến bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.

C ng với sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội hiện nay ở huyện Đức Thọ những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho công tác tổ chức quản lý người có công trên địa bàn huyện sẽ cao h n, nặng nề h n, điều này đ i h i trình độ, năng lực và phẩm chất đạo được của cán bộ quản lý phải không ngừng được nâng lên về mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra.

Để đội ngũ cán bộ, công chức bộ phận LĐT XH phát huy hết khả năng, kiến thức của mình và tiếp tục trau dồi những kiến thức mới, huyện Đức Thọ cần quan tâm đến những vấn đề cụ thể sau:

Một là, trong từng giai đoạn phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ph hợp với yêu cầu mới, đồng thời bố trí sắp xếp nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ để cán bộ phát huy năng lực sở trường, hạn chế sở đoản thực thi công vụ.

Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được chú ý thường

xuyên, kết hợp với việc đánh giá cán bộ công chức hàng năm. Cải tiến lế lối làm việc, xây dựng tiêu chuẩn, chức danh, c chế, chính sách ph hợp đối với công chức thực thi chính sách. Hàng năm xây dựng chỉ tiêu công tác thi đua khen thưởng và bình xét thi đua đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, chính xác.

Ba là, ngoài việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ thì

việc giữ vững và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý người có công cũng là vấn đề rất quan trọng. Do đặc điểm của công việc hầu hết công chức thường xuyên giải quyết những vấn đề nhạy cảm, đụng chạm quyền lợi của người có công nên rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, gây phiền hà cho các đối tượng. Trong điều kiện như vậy nếu các cán bộ công chức, viên chức không có đủ phẩm chất đạo đức thì rất dễ sa ngã dẫn đến những hành vi sai phạm làm giảm l ng tin của nhân dân. Do đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực thi chính sách đối với người có công không thể tách rời việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng, nâng cao cả về phẩm chất, đạo đức công vụ.

3.2.6.Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách đối với người có công

Đề làm tốt công tác này, UBND huyện Đức Thọ cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất với việc thực hiện chính sách đối với người có công.

ên cạnh đó không thể thiếu sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các c quan và cán bộ đảm trách thực thi công vụ đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Kiểm tra thực hiện chính sách đối với người có công phải tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải xử lý những vi phạm một cách khách quan, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng bao che cho nhau để che giấu vi phạm.

Hiện nay không thể tránh kh i những trường hợp c n lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân, có nhiều đối tượng không đủ điều kiện hưởng chế độ những làm giả hồ s , sai lệch thông tin, những người thực hiện chính sách không thực hiện đúng chế độ cho người có công như biển thủ công qu ... Vì vậy, cần giao cho từng chính quyền địa phư ng rà soát lại các trường hợp đã và đang hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công, phối hợp với cộng đồng khu dân cư, những người gần gũi và sâu sát nhất với các đối tượng người có công phát hiện những sai phạm, những hành vi đi ngược lại chuẩn mức đạo đức để báo với các cấp chính quyền có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao hiệu quả chính sách và tạo niềm tin trong nhân dân vào sự minh bạch, dân chủ của nhà nước.

ám sát với c sở, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh khắc phục những khâu yếu, mặt yếu, giải quyết những vướng mắc phát sinh, không để khiếu kiện trong nhân dân, thực hiện giải quyết đ n thư đảm bảo đúng trình tự của pháp luật, đảm bảo ý nghĩa chính trị - xã hội của chính sách, góp phần tạo sự ổn định về mọi mặt ở mỗi địa phư ng và trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công tại huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)