Công tác phòng ngừa tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 64 - 67)

Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã chủ trì, phối hợp với Sở Tƣ pháp và Sở Nội vụ tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật, tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng công tác phòng, chống tham nhũng cho hàng trăm công chức là Chánh thanh tra cấp huyện, sở; Trƣởng phòng Tƣ pháp và công chức làm công tác phòng, chống tham nhũng của huyện. Thanh tra tỉnh cũng tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm và Hội nghị tập huấn, hƣớng dẫn về Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Đồng thời, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng,

lãng phí với nhiều hình thức phong phú. Theo Báo cáo của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, năm 2019, các đơn vị, địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho 34.480 lƣợt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Hàng tháng, hàng quý, ban tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đều tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Qua đó giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phƣơng, đơn vị mình.

Thanh tra tỉnh Đồng Nai cũng hƣớng dẫn thực hiện các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng về công tác cán bộ gồm:

+ Việc thực hiện công khai, minh bạch các nội dung về công tác cán bộ nhƣ: công tác quy hoạch; công tác tuyển dụng; công tác bố trí, sử dụng và luân chuyển; công tác đánh giá...;

+ Cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các bƣớc, quy trình, thủ tục của công tác cán bộ;

+ Việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức;

+ Minh bạch tài sản, thu nhập để mọi cán bộ và ngƣời dân có thể giám sát; + Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với mỗi vị trí việc làm trong mỗi đơn vị;

+ Xử lý kỷ luật ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm về công tác cán bộ.

Theo Báo cáo của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng đã thực hiện nghiêm Chỉ thị 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên. Hàng năm, gần 99% số ngƣời thuộc diện phải kê khai đã thực hiện minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân. Các bản kê khai tài sản, thu nhập đều đƣợc cơ quan chức năng thẩm định và thực hiện công khai bản khai tài sản, thu

nhập bằng hình thức niêm yết (có biên bản công khai). Theo Ban Nội chính Tỉnh ủy, trong năm 2018, đơn vị đã phối hợp các đơn vị liên quan, thẩm định 46 bản kê khai tài sản, thu nhập của các ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, tất cả các bản này đều kê khai đầy đủ các nội dung theo quy định. Sau thẩm định, Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy đã tổ chức công khai các bản kê khai tài sản tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tháng 7-2019, sau đó báo cáo Ban Bí thƣ theo dõi, chỉ đạo. Đồng thời, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra 6 cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc về thực hiện Kết luận 10-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 khóa X; Chƣơng trình 91-CTr/TU của Ban thƣờng vụ Thành ủy gắn với việc thực hiện Quy định 15-QĐ/TU của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy về Trách nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Ngoài ra, căn cứ vào chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và hƣớng dẫn thực hiện của Thanh tra tỉnh Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc công khai minh bạch, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho ngƣời dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, năm 2018, Đồng Nai đƣợc 13,02/30 điểm về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thấp hơn so với mức điểm trung bình của cả nƣớc là 18,373; đứng thứ 19. Do đó, Đồng Nai cần phải nỗ lực nhiều hơn trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Các điểm cụ thể nhƣ sau:

+ Việc thực hiện công khai, minh bạch đƣợc 0,5/9 điểm; + Cải cách hành chính 2,35/3 điểm;

+ Việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức 1,77/2 điểm; + Minh bạch tài sản, thu nhập 3/5 điểm;

+ Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn 1,4/2 điểm; + Xử lý kỷ luật ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị 4/4 điểm [40]

Tuy nhiên, công tác phòng ngừa tham nhũng về công tác cán bộ còn một số hạn chế nhƣ: ngƣời đứng đầu một số cơ quan, đơn vị có lúc chƣa thực sự quan tâm sâu sát trong kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ tại đơn vị mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)