Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, hầu hết các cấp ủy đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tiến hành quy trình bổ nhiệm cán bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Khi bổ sung các chức danh lãnh đạo cơ quan đảng, các đơn vị đã có sự gắn kết trong việc thực hiện Điều lệ Đảng, quy định của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và
hƣớng dẫn của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng "Về cụ thể thi hành Điều lệ Đảng". Các cán bộ đƣợc bổ nhiệm, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn chung của cán bộ theo quy định tại Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa VIII), cơ bản đều đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm. Ở cấp tỉnh, 100% cán bộ lãnh đạo cấp ban có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị và đại học chuyên môn trở lên. Ở cấp huyện, cán bộ lãnh đạo cơ quan Đảng: 84,3% có trình độ chuyên môn từ cao đ ng trở lên, 20,9% có trình độ trung cấp chính trị, 78,3% có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị [44]. Có thể nói, các quy định về quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý với nhiều bƣớc đƣợc kiểm soát chặt chẽ, với nhiều chủ thể tham gia đã góp phần tăng cƣờng kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; góp phần chống chạy chức chạy quyền.
Tuy nhiên, ở một số đơn vị, đảng đoàn, còn chƣa làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của đảng đoàn với tập thể lãnh đạo đơn vị trong công tác cán bộ; chƣa phân định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là cá nhân ngƣời đứng đầu trong việc bổ nhiệm cán bộ. Có địa phƣơng, đơn vị chƣa quy định số lƣợng cấp phó các phòng, ban. Có đơn vị khi khuyết chức danh lãnh đạo chậm kiện toàn; chƣa tiến hành nhận xét đánh giá cán bộ, chƣa xây dựng quy hoạch đã tiến hành bổ nhiệm; quyết định bổ nhiệm cán bộ không ghi rõ thời hạn bổ nhiệm hoặc hết thời hạn bổ nhiệm nhƣng vẫn không tiến hành bổ nhiệm lại theo quy định. Còn một số trƣờng hợp cán bộ chƣa đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể của chức danh, nhất là tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị vẫn tiến hành bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử. Mối quan hệ giữa cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ hàm trƣởng, phó phòng với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chƣa đƣợc xác định rõ, nên công tác quản lý, nắm tình hình và xử lý những bất cập nảy sinh khi bổ nhiệm cán bộ còn chậm trễ.
2.2.9. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đƣợc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai rất quan tâm. Để giúp cán bộ yên tâm học tập, tỉnh đã có quy định hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo Nghị quyết số 180/2019/NQ-HĐND ngày 29/10/2019 quy định mức chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày
2/3/2020 ban hành Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai, cán bộ đƣợc cử đi học sẽ đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng, sinh hoạt phí tùy theo loại hình đào tạo tập trung dƣới một tháng hay từ một tháng trở lên. Ngoài ra, khi cán bộ đƣợc cử đi đào tạo trình độ sau đại học, đƣợc hỗ trợ thêm chi phí bảo vệ luận án tốt nghiệp. Cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số, ngoài mức hỗ trợ chung còn đƣợc hỗ trợ thêm chi phí trong thời gian học tập. Cán bộ có kết quả học tập đạt loại giỏi, loại xuất sắc còn đƣợc khen thƣởng.Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai giai đoạn 2015 -2020 có hơn 25 ngàn lƣợt cán bộ đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nƣớc [3]. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã góp phần nâng cao chất lƣợng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trong tỉnh.
Tuy nhiên, ở một vài nơi, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ còn có một số bất cập, chủ yếu tập trung theo hƣớng chuẩn hóa, chƣa có định hƣớng rõ ràng, có trƣờng hợp đào tạo không phù hợp với chuyên ngành đang công tác. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tuy đã đƣợc nâng lên so với trƣớc nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tham mƣu, đề xuất, xử lý tình huống, giải quyết công việc cụ thể trong tình hình mới; ý thức rèn luyện, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số cán bộ còn hạn chế; tính tiên phong, gƣơng mẫu chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc chƣa tốt.
2.2.10.Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đƣợc xác định là một công việc có vai trò quan trọng trong công tác cán bộ nên luôn đƣợc các cơ quan, cá nhân thực hiện công tác cán bộ đặc biệt coi trọng và đƣợc tiến hành theo hai phƣơng thức: kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và kiểm tra, giám sát chuyên đề.
Theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2015-2019, Ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên đề đối với gần 1.380 tổ chức và hơn 1.500 cá nhân về việc thực hiện quy chế làm việc, công tác cán bộ, phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo..., xử lý vi phạm đối với 29 tổ chức và 270 cá nhân [3]. Việc
thực hiện nghiêm túc, thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã giúp cho công tác cán bộ đi vào nề nếp và đạt hiệu quả, chất lƣợng ngày càng cao
Tuy nhiên, ở một số xã, huyện, việc kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ còn thiếu chủ động, chƣa thƣờng xuyên, còn nặng về kiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm.
2.2.11. Nhận xét chung về công tác cán bộ tỉnh Đồng Nai
Nhìn chung, công tác cán bộ tỉnh Đồng Nai thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Công tác quy hoạch cán bộ đã đƣợc thực hiện đúng quy trình đƣợc quy định. Công tác tuyển dụng đã đƣợc thực hiện theo đúng quy trình quy định về tuyển dụng viên chức, đảm bảo công khai, minh bạch. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã đƣợc chú ý, góp phần nâng cao chất lƣợng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trong tỉnh. Công tác luân chuyển cán bộ đã quan tâm, bố trí cán bộ đúng sở trƣờng, chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ có điều kiện phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, tạo động lực mới cho công tác cán bộ, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp ở các cấp ủy, đơn vị; khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong từng ngành, từng đơn vị.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, tỉnh Đồng Nai vẫn còn những hạn chế về công tác cán bộ. Công tác tuyển dụng còn có sai phạm nhƣ: vƣợt quá số lƣợng biên chế đƣợc giao; một số cơ quan, tổ chức chƣa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm; công chức khi đƣợc bổ nhiệm còn thiếu một trong các tiêu chuẩn: Trình độ lý luận chính trị, các chứng chỉ quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học; một số trƣờng hợp thời điểm thực hiện quy trình bổ nhiệm lại còn chậm. Trong công tác luân chuyển cán bộ, tỉnh Đồng Nai chƣa xây dựng đƣợc cơ chế theo dõi, nhận xét, đánh giá cán bộ luân chuyển gắn với bố trí cán bộ không phải là ngƣời địa phƣơng; sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan cử cán bộ đi, cơ quan tiếp nhận cán bộ về trong nhận xét, đánh giá đối với cán bộ luân chuyển thiếu thƣờng xuyên, chặt chẽ, dẫn đến việc bố trí, sử dụng cán bộ chƣa hợp lý. Đồng thời, thời gian qua, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thƣờng xuyên bị biến động; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm bị kỷ luật có xu hƣớng tăng, làm ảnh hƣởng đến
uy tín, vị trí vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Trong công tác đánh giá cán bộ, có trƣờng hợp bị xử lý kỷ luật nhƣng tập thể vẫn đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một số cán bộ sau khi đƣợc đƣa vào quy hoạch đã chủ quan, thiếu phấn đấu vƣơn lên nên phải đƣa ra khỏi quy hoạch… Trong giai đoạn 2015-2020, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã thi hành kỷ luật 16 tổ chức đảng và 1.695 đảng viên, trong đó 49 trƣờng hợp bị xử lý hình sự, 299 trƣờng hợp xử lý hành chính. Ngoài ra, 829 trƣờng hợp bị xóa tên và cho rút khỏi danh sách đảng viên. Rõ ràng, công tác cán bộ của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Đồng Nai giai đoạn 2015-2020 là bài học lớn mà toàn thể cán bộ, đảng viên cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc, xem đây là bài học sâu sắc, bài học từ không thành công trong công tác cán bộ; một nhiệm kỳ mà có đến 4 Ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy bị xử lý kỷ luật, trong đó có 3 đồng chí cách chức [3]. Vì vậy, yêu cầu tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, kiên quyết miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với những cán bộ thiếu gƣơng mẫu, làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu kém về năng lực, phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp; củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ vẫn là yêu cầu mang tính cấp thiết đối với tỉnh Đồng Nai thời gian tới.
2.3. Tình hình, kết quả thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ của thanh tra tỉnh Đồng Nai cán bộ của thanh tra tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Công tác phòng ngừa tham nhũng
Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã chủ trì, phối hợp với Sở Tƣ pháp và Sở Nội vụ tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật, tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng công tác phòng, chống tham nhũng cho hàng trăm công chức là Chánh thanh tra cấp huyện, sở; Trƣởng phòng Tƣ pháp và công chức làm công tác phòng, chống tham nhũng của huyện. Thanh tra tỉnh cũng tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm và Hội nghị tập huấn, hƣớng dẫn về Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Đồng thời, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng,
lãng phí với nhiều hình thức phong phú. Theo Báo cáo của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, năm 2019, các đơn vị, địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho 34.480 lƣợt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Hàng tháng, hàng quý, ban tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đều tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Qua đó giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phƣơng, đơn vị mình.
Thanh tra tỉnh Đồng Nai cũng hƣớng dẫn thực hiện các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng về công tác cán bộ gồm:
+ Việc thực hiện công khai, minh bạch các nội dung về công tác cán bộ nhƣ: công tác quy hoạch; công tác tuyển dụng; công tác bố trí, sử dụng và luân chuyển; công tác đánh giá...;
+ Cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các bƣớc, quy trình, thủ tục của công tác cán bộ;
+ Việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức;
+ Minh bạch tài sản, thu nhập để mọi cán bộ và ngƣời dân có thể giám sát; + Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với mỗi vị trí việc làm trong mỗi đơn vị;
+ Xử lý kỷ luật ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm về công tác cán bộ.
Theo Báo cáo của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng đã thực hiện nghiêm Chỉ thị 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên. Hàng năm, gần 99% số ngƣời thuộc diện phải kê khai đã thực hiện minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân. Các bản kê khai tài sản, thu nhập đều đƣợc cơ quan chức năng thẩm định và thực hiện công khai bản khai tài sản, thu
nhập bằng hình thức niêm yết (có biên bản công khai). Theo Ban Nội chính Tỉnh ủy, trong năm 2018, đơn vị đã phối hợp các đơn vị liên quan, thẩm định 46 bản kê khai tài sản, thu nhập của các ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, tất cả các bản này đều kê khai đầy đủ các nội dung theo quy định. Sau thẩm định, Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy đã tổ chức công khai các bản kê khai tài sản tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tháng 7-2019, sau đó báo cáo Ban Bí thƣ theo dõi, chỉ đạo. Đồng thời, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra 6 cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc về thực hiện Kết luận 10-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 khóa X; Chƣơng trình 91-CTr/TU của Ban thƣờng vụ Thành ủy gắn với việc thực hiện Quy định 15-QĐ/TU của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy về Trách nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ngoài ra, căn cứ vào chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và hƣớng dẫn thực hiện của Thanh tra tỉnh Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc công khai minh bạch, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho ngƣời dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, năm 2018, Đồng Nai đƣợc 13,02/30 điểm về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thấp hơn so với mức điểm trung bình của cả nƣớc là 18,373; đứng thứ 19. Do đó, Đồng Nai cần phải nỗ lực nhiều hơn trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Các điểm cụ thể nhƣ sau:
+ Việc thực hiện công khai, minh bạch đƣợc 0,5/9 điểm; + Cải cách hành chính 2,35/3 điểm;
+ Việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức 1,77/2 điểm; + Minh bạch tài sản, thu nhập 3/5 điểm;
+ Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn 1,4/2 điểm; + Xử lý kỷ luật ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị 4/4 điểm [40]
Tuy nhiên, công tác phòng ngừa tham nhũng về công tác cán bộ còn một số hạn chế nhƣ: ngƣời đứng đầu một số cơ quan, đơn vị có lúc chƣa thực sự quan tâm sâu sát trong kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng về công tác cán