Để đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đề ra, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm công tác tuyển dụng cán bộ có đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu
cầu công việc. Hình thức tuyển dụng đƣợc đổi mới với hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển. Nội dung thi tuyển gồm thi môn kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành; ngoại ngữ và tin học là môn điều kiện (môn nghiệp vụ chuyên ngành đƣợc tính hệ số 2). Việc xét tuyển công chức căn cứ vào kết quả học tập và thông qua phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời dự tuyển, góp phần nâng cao tính khách quan, chất lƣợng tuyển dụng. Quy định này bƣớc đầu đã khắc phục đƣợc hạn chế khi xét tuyển theo đối tƣợng ƣu tiên nhƣ trƣớc đây, bảo đảm tuyển đƣợc công chức có năng lực, trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời, việc lựa chọn lãnh đạo, quản lý ngoài quy trình bổ nhiệm theo truyền thống, Đồng Nai còn thực hiện thí điểm phƣơng thức thi tuyển góp phần xóa bỏ tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ trƣớc đây, tăng cƣờng tính dân chủ trong công tác cán bộ. Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện công bằng và khách quan cho tất cả các ứng viên đủ điều kiện tham gia dự thi, đƣợc minh bạch trong từng khâu tổ chức và đƣợc đánh giá bởi một hội đồng gần nhƣ độc lập. Với thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý, ứng viên phải qua hai vòng thi viết và xây dựng, trình bày Đề án. Với hình thức thi này đòi hỏi ứng viên phải thể hiện và chứng minh đƣợc đƣợc kiến thức quản lý Nhà nƣớc, kiến thức chuyên môn sâu, kinh nghiệm công tác dày dạn và hai kỹ năng nói, viết trƣớc Hội đồng thi tuyển. Việc xây dựng, trình bày Đề án giúp cho Hội đồng đánh giá đƣợc khả năng nắm vững thực trạng, tầm nhìn chiến lƣợc và chƣơng trình hành động cụ thể để phát triển địa phƣơng, cơ quan, đơn vị của ứng viên. Việc trình bày đề án, việc giải quyết tình huống do thành viên hội đồng đặt ra ngay tại buổi trình bày cũng giúp cho hội đồng đánh giá đƣợc kỹ năng giao tiếp, phong cách lãnh đạo, khả năng nhanh nhạy trong xử lý tình huống của ứng viên. Đây là cơ hội để địa phƣơng, cơ quan, đơn vị "cân, đo, đong, đếm", lựa chọn ngƣời thực sự có tài năng để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc của công tác tuyển dụng nêu trên, công tác tuyển dụng công chức ở Đồng Nai còn một số hạn chế nhƣ: ở một vài nơi, vẫn còn tình trạng tuyển dụng cán bộ chƣa đúng chuyên môn đƣợc đào tạo. Việc bố trí, đề
bạt, bổ nhiệm cán bộ chƣa có bƣớc đột phá; cán bộ nữ, cán bộ trẻ đƣợc bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý chƣa nhiều; năng lực một số cán bộ còn hạn chế, kết quả hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao chƣa tốt, nhƣng chƣa kiên quyết thay thế, bố trí, sắp xếp lại; công tác thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý có thể giúp địa phƣơng, cơ quan đơn vị lựa chọn đƣợc ngƣời có tài năng nhƣng chƣa thể kiểm định đƣợc hết các yếu tố cần và đủ của ngƣời lãnh đạo, quản lý và tiềm ẩn nguy cơ lấn át và làm lu mờ những ƣu điểm của việc bổ nhiệm dựa trên quy hoạch cán bộ.