Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây đƣợc hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã đạt đƣợc hoặc có thể đạt đƣợc thông qua hành vi tham nhũng. Nhƣ vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt đƣợc lợi ích. Do đó, khách thể (mục đích) của thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về công tác cán bộ để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng về công tác cán bộ; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng của thanh tra tỉnh
Yếu tố pháp luật
Để tiến hành hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng, thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đƣa ra những kiến nghị hoặc xử lý những hành vi tham nhũng. Các nhóm văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ gồm: pháp luật về thanh tra, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật về công tác cán bộ. Nội dung quy định của hệ thống pháp luật nàycàng hoàn thiện thì càng đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và đồng thời cũng nhằm đảm bảo cho hoạt động của các thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Ngƣợc lại, nếu các quy định còn chƣa chặt chẽ sẽ dấn đến những bất cập trong thực hiện.
Ngoài tác động từ các quy định của ba nhóm văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ nêu trên, các quy định của hệ thống văn bản pháp luật liên quan gián tiếp đến công tác phòng,
chống tham nhũng về công tác cán bộ nhƣ: pháp luật về khiếu nại tố cáo, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, pháp luật về tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, đất đai.... cũng có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra trong phòng, chống tham nhũng. Điều này đƣợc minh chứng qua một số trƣờng hợp khi xử lý kiến nghị của thanh tra đã gặp phải vƣớng mắc do pháp luật chƣa có những chế tài cụ thể, chƣa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý. Hơn nữa, đối tƣợng của hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng chính là những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nƣớc đã thực hiện hành vi tham nhũng. Những ngƣời này thƣờng nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc, có thế lực, có tầm ảnh hƣởng rộng và luôn sẵn sàng sử dụng những lợi thế này để cản trở hoạt động thanh tra. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thanh tra phải đối mặt với nguy cơ thƣờng xuyên chịu sự can thiệp từ nhiều phía, vì vậy nếu không xây dựng đƣợc vị thế độc lập tƣơng đối thì thanh tra sẽ không thể thực hiện đƣợc trọng trách của mình.
Yếu tố chính trị
Yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ nói riêng là sự lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm chính trị của Đảng là điều kiện tiên quyết trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ nói riêng. Sự quyết tâm của Đảng đối với phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ thể hiện qua hàng loạt Văn kiện, Nghị quyết có nội dung liên quan đến việc phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ nhƣ: Kết luận số 12-KL/TW, ngày 23-3-2017, của Bộ Chính trị, về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ ; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lƣợc đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy định số 179-QĐ/TW, ngày 25/2/2019, của Bộ Chính trị, Về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ ; Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và
chống chạy chức, chạy quyền... Thanh tra tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trƣơng nói trên của Đảng đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ ở các địa phƣơng.
Yếu tố chỉ đạo điều hành và quan hệ phối hợp
Quyết tâm chính trị là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ, nhƣng không có sự gƣơng mẫu, quyết liệt của ngƣời đứng đầu, sự vào cuộc của cán bộ, đảng viên, công chức, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thì quyết tâm chính trị cũng không thể trở thành hiện thực. Khi cấp ủy, ngƣời đứng đầu cấp ủy có quyết tâm chính trị cao, yêu cầu nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ thì quyết tâm đó lan tỏa rộng khắp, tạo động lực to lớn thúc đẩy các thanh tra viên thực hiện tốt công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Ngƣợc lại, nếu cấp ủy, nhất là ngƣời đứng đầu cấp ủy không quan tâm thì công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ khó thực hiện hiệu quả, có khi chỉ là hình thức.
Đồng thời, do phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan và việc thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ cũng cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức nên quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó có ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ, pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể đó, nhất là trong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra. Việc phối hợp cũng đƣợc thể hiện trong nhiều giai đoạn của hoạt động thanh tra, từ khi chuẩn bị thanh tra cho tới khi kết thúc và xử lý kết quả thanh tra. Sự phối hợp đó đƣợc thể hiện ngay trong nội bộ thanh tra nhƣ: việc phối hợp để công bố quyết định thanh tra; xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra... Hay giữa đoàn thanh tra với đối tƣợng thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình và chấp hành quyết định xử lý sau thanh
tra.Trong trƣờng hợp cơ quan thanh trachuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, đồng thời cơ quan thanh tracó trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan thanh trabiết.
Yếu tố bộ máy và năng lực, đạo đức công vụ
Hoạt động của thanh tra tỉnh chịu sự ảnh hƣởng khá lớn bởi cách thức tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nƣớc và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh. Hệ thống thanh tra nhà nƣớc là một chỉnh thể và thanh tra tỉnh là một bộ phận. Cả bộ máy chỉ hoạt động tốt khi mỗi bộ phận vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vừa phối hợp tốt với các bộ phận khác để hoàn thành đƣợc mục tiêu chung. Cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh hợp lý sẽ tránh đƣợc sự chồng chéo, vƣớng mắc, dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngƣợc lại nếu cơ cấu bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ nói riêng.
Đồng thời, năng lực và đạo đức công vụ của các thanh tra viên cũng ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Trình độ nhận thức, ý thức chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp của cán bộ thanh tra có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành lập trƣờng tƣ tƣởng của thanh tra viên. Bởi vì, lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thanh tra đúng với đƣờng lối của đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Vai trò ý thức chính trị của thanh tra viên đặc biệt quan trọng khi phải áp dụng pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay với những mặt trái của nó. Chính ý thức chính trị của thanh tra viên là nhân tố làm cho khi tiến hành hoạt động thanh tra, thanh tra viên không rơi vào tình trạng pháp luật đơn thuần , máy móc, tách rời các quy phạm pháp luật với lợi ích chung của xã hội, mà còn giúp cho thanh tra viên có đƣợc bản lĩnh để xử lý các tình huống trong thực tiễn một cách nhanh chóng, kịp thời và sáng tạo. Ngoài ý thức, đạo đức nghề nghiệp thì năng lực, trình độ của ngƣời tiến hành thanh tra cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hƣởng không nhỏ tới
kết quả hoạt động thanh tra. Chính vì vậy, pháp luật đòi hỏi ngƣời đƣợc bổ nhiệm thanh tra viên phải có những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định, đó là: Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nƣớc và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó; Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra; Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trƣờng hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang thanh tra nhà nƣớc. Ngoài ra, sự am hiểu về đời sống xã hội, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân cũng là yếu tố giúp cho thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và do đó nó có ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra trong công tác cán bộ của thanh tra viên.
Bên cạnh trình độ năng lực, đạo đức công vụ của các thanh tra viên cũng ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Nếu cán bộ thanh tra không có đạo đức công vụ, thiếu bản lĩnh sẽ vi phạm quy định về những điều cấm theo quy định của Luật Thanh tra, của Luật Phòng, chống tham nhũng, nhƣ: vòi vĩnh, nhận tiền, nhận hiện vật có giá trị hay đề nghị một hình thức nào đó (nhƣ: đi du lịch hay khám bệnh ở nƣớc ngoài; xin việc cho ngƣời thân; đề nghị đơn vị cho ngƣời quen tham gia 1 phần của dự án …), từ đó theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cán bộ thanh tra sẽ làm sai lệch bản chất hoặc bỏ qua sai phạm của đối tƣợng thanh tra; làm lộ thông tin, tài liệu về Kế hoạch tiến hành thanh tra, về kết quả thanh tra. Đây chính là một trong những biểu hiện của vi phạm kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Do vậy, cán bộ thanh tra không những cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mà luôn phải rèn luyện bản lĩnh, đạo đức công vụ, đồng thời cần làm tốt công tác tƣ tƣởng tại nơi đƣợc thanh tra, nhất là với những ngƣời có trách nhiệm để họ hiểu rõ mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra và trách nhiệm của họ, trên cơ sở đó phân hoá đối tƣợng, hạn chế nhân tố tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực, góp phần vào kết quả cuộc thanh tra.
Yếu tố xung đột lợi ích
Yếu tố xung đột lợi ích có thể đƣợc hiểu là tình huống, trong đó cán bộ, công chức, viên chức có thể hƣởng lợi cá nhân từ một quyết định đƣa ra trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình. Yếu tố xung đột lợi ích có thể xảy ra trong hoạt động quản lý, điều hành của bất kỳ cơ quan, tổ chức, đơn vị nào với những tình huống mà chúng ta dễ gặp phải. Ví dụ: Việc ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tuyển dụng nhân sự mà những ngƣời thân, quen, thậm chí là vợ, con ngƣời đó lại chính là đối tƣợng dự tuyển và trúng tuyển. Hoặc trong khi thực hiện công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ, trƣờng hợp thủ trƣởng cơ quan thanh tra, thanh tra viên… có quan hệ về lợi ích với đối tƣợng thanh tra về công tác cán bộ thì cũng xảy ra tình huống xung đột lợi ích .
Các tình huống xung đột lợi ích là một thực tế luôn tồn tại trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tiềm ẩn hành vi tham nhũng. Kiểm soát tốt những tình huống này sẽ góp phần quan trọng phòng ngừa, giảm thiểu các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, vụ lợi cá nhân. Ngƣợc lại, nếu không kiểm soát tốt, xung đột lợi ích sẽ làm gia tăng tình trạng tham nhũng nói chung và tham nhũng về công tác cán bộ nói riêng.
Yếu tố giám sát của xã hội
Hoạt động giám sát xã hội đối với công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là việc theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị của các cá nhân hay cộng đồng dân cƣ trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, báo chí, phƣơng tiện truyền thông và các tập thể lao động đối với hoạt động của thanh tra. Sự tham gia giám sát của xã hội, của từng công dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ, giúp thanh tra nắm bắt đƣợc thêm nhiều thông tin, sự việc, sự vụ có liên quan đến tham nhũng về công tác cán bộ. Nếu giám sát xã hội càng toàn diện sẽ càng phát huy đƣợc hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Ngƣợc lại, nếu xã hội thờ ơ, không quan tâm, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nhà nƣớc thì thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ sẽ không
có hoặc có rất ít thông tin khách quan từ xã hội, sẽ giảm hiệu quả hoạt động của