Thứ nhất, thanh tra tỉnh có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan, gồm:thanh tra việc thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hƣu, khen thƣởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi
hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ [32, Điều 74, Điều 75].
Thứ hai, do pháp luật về tổ chức cán bộ là văn bản pháp luật quy định những
vấn đề căn bản nhất của công tác cán bộ nên đây là căn cứ để thanh tra tỉnh xem xét, đối chiếu các vụ việc đƣợc thanh tra có vi phạm pháp luật hay không. Vì vậy, có thể nói, toàn bộ nội dung của pháp luật về tổ chức cán bộ đều có liên quan đến công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Pháp luật về tổ chức cán bộ gồm: Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2018 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành trong đó có rất nhiều quy định về các nội dung liên quan đến công tác cán bộ từ tuyển dụng, nâng ngạch, sử dụng, bồi dƣỡng đào tạo, luân chuyển, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức... Để công tác cán bộ đƣợc thực thi nghiêm túc, đảm bảo đúng mục tiêu và phòng, chống tham nhũng trong công tác cán bộ, các quy định nêu trên của Luật Cán bộ, công chức đã đề cao vai trò của thanh tra nói chung và thanh tra tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong toàn bộ các bƣớc của quy trình cán bộ từ tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hƣu, khen thƣởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ... Các quy định này là cơ sở pháp luật, căn cứ pháp lý để thanh tra tỉnh đề ra các chƣơng trình, kế hoạch thanh tra về công tác cán bộ, đảm bảo nâng cao vai trò của mình trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Đồng thời, chính pháp luật về tổ chức cán bộ là căn cứ để thanh tra tỉnh xem xét có các dấu hiệu tham nhũng về công tác cán bộ nhƣ: có hiện tƣợng chạy , nhƣ chạy quy hoạch, chạy đi học, chạy luân chuyển; chạy phiếu bầu, phiếu tín nhiệm, chạy bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; chạy nhận xét, đánh giá; chạy nâng ngạch, nâng lƣơng; chạy bằng cấp; chạy huân chƣơng... hay không; có hiện tƣợng cố ý vƣợt quá giới hạn thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ trong công tác cán bộ hay không; có hiện tƣợng lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách, quy định về công tác cán bộ để làm những điều sai trái vì vụ lợi, đi ngƣợc lại lợi ích của tổ chức, của Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân hay không; có hiện tƣợng cố ý làm trái
nhƣ giả mạo trong công tác cán bộ, nhƣ làm tài liệu, hồ sơ giả; học giả, dùng bằng giả hay khai báo lý lịch không trung thực để đủ tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử hoặc coi thƣờng nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quyết định chủ trƣơng công tác cán bộ không đúng quy định hay không; có hiện tƣợng lợi dụng vị trí công việc của mình gây nhũng nhiễu, nhận quà cáp, thậm chí nhận hối lộ, làm giá, môi giới hối lộ dƣới dạng giúp chạy việc này, việc kia hay không.