Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 25 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào Quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện.

v Bn cht ca bo him xã hi

BHXH là hình thức bảo hiểm thu nhập cho người lao động, là sản phẩm tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ công để quản lý và đáp ứng nhu cầu chia sẻ các rủi ro trong cộng đồng, là quyền cơ bản của người lao động.

BHXH vừa để thực hiện các mục đích xã hội, vừa để thực hiện các mục đích kinh tế trong mỗi cộng đồng, quốc gia. Trong đó, mục đích kinh tế và

mục đích xã hội luôn được thực hiện đồng thời, đan xen lẫn nhau, là hai mặt không thể tách rời của BHXH. Khi đề cập đến các lợi ích kinh tế của BHXH đối với người lao động và đối với xã hội là đã bao hàm cả mục đích xã hội của nó. Ngược lại, các mục đích xã hội của BHXH cũng chỉ đạt được khi nó đồng thời mang lại các lợi ích kinh tế thiết thực cho người tham gia.

+ Về phương diện xã hội: BHXH là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn xã hội.

+ Về phương diện kinh tế: BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm, thông qua việc hình thành quỹ tiền tệ chung.

+ Về phương diện chính trị, pháp lý: Khi được nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của người lao động, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của họ và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH. Vì vậy, BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là bộ phận cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội của các quốc gia.

v Nguyên tc hot động ca bo him xã hi

BHXH dựa trên năm nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.

Thứ hai, mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Thứ ba, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.

bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN.

Thứ năm, việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.

v Ni dung ca bo him xã hi

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chủ yếu là người lao động làm công ăn lương thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và những người phục vụ trong lực lượng vũ trang.

- Hình thức bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội thường có hai loại, đó là: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện. Với hình thức BHXH bắt buộc thì mức đóng góp và chế độ được hưởng quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Đối với hình thức BHXH tự nguyện thì pháp luật để cho người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn mức đóng góp và chế độ hưởng.

- Nguồn trợ cấp bảo hiểm xã hội

Nguồn trợ cấp BHXH là do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp, chủ yếu là từ ba bên là người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm theo một tỷ lệ quy định mà hình thành nên quỹ BHXH. Qũy BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, do cơ quan chức năng quản lý thống nhất theo chế độ tài chính, hạch toán độc lập và được nhà nước ủng hộ.

- Chếđộ và thời gian hưởng bảo hiểm xã hội

+ Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội gồm hai loại: chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn và chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.

+ Chế độ hưởng BHXH dài hạn gồm: hưu trí, mất sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất.

sức phục hồi sức khỏe, hưởng trợ cấp một lần và truy lĩnh.

Thời gian hưởng trợ cấp thường ổn định và lâu dài (tùy theo từng loại chế độ hưởng).

- Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội căn cứ vào mức đóng góp của người lao động vào quỹ BHXH và mức độ rủi ro, thương tật của người lao động.

v Tiêu chí đánh giá

Để xem xét mục tiêu, kết quả, hiệu quả việc đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm xã hội thực hiện bằng các số liệu cụ thể thông qua các tiêu chí đánh giá như sau:

- Tổng số đối tượng tham gia BHXH;

- Mức độ bao phủ BHXH: là tỷ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi lao động tham gia BHXH;

- Tốc độ tăng của các đối tượng tham gia qua các năm; - Mức độ tác động của BHXH đến đối tượng thụ hưởng;

- Mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHXH là chênh lệch thu – chi quỹ của bảo hiểm xã hội hàng năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)