Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 48 - 50)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Điều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyn dch cơ cu kinh tế

v Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng qua các năm đều cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước khoảng 3%.

Biu đồ 2.1. Tc độ tăng trưởng GDP thành phĐà Nng t năm 2010 đến năm 2015

Nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì thế, mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng, y tế, các hoạt động chính sách an sinh xã hội của thành phố có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

v Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2015 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành thủy sản - nông - lâm, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2010 tỷ trọng các ngành trong GDP lần lượt là ngành thủy sản – nông – lâm nghiệp chiếm 3,00%, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 40,30%, dịch vụ chiếm tỷ trong cao nhất là 56,70%. Đến năm 2015tỷ trọng các ngành trong GDP lần lượt là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,28% và khu vực dịch vụ chiếm 62,15%. (Phụ lục 01)

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng đã đi đúng hướng, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố còn chậm.

b. Cơ s h tng

Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km. Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km2, ngoại thành là 0,33 km/km2.

Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.

Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ

công nhân lành nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới.

Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái Lan.

Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả nước.

2.2. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)