7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
v Vai trò của xóa đói giảm nghèo
Trong quá trình phát triển KT-XH, công tác XĐGN thể hiện những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, XĐGN góp phần ổn định kinh tế chính trị, xã hội.
Thứ hai, XĐGN giúp cho bộ phận dân cư nghèo nhận thức được việc phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu phấn đấu của tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp khác nhau.
Thứ ba, trình độ văn hóa và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng quyết định đến quá trình phát triển KT-XH.
Thứ tư, XĐGN sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏecho bộ phận dân cư nghèo.
Thứ năm, XĐGN có vai trò hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất giúp các hộnghèo nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có khả năng tự mình tìm kiếm những biện pháp, cách thức đểthực hiện XĐGN cho bản thân và gia đình.
v Nội dung của xóa đói giảm nghèo
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.
Xây dựng một chính sách tín dụng chung cho dễ triển khai và quản lý; Mở rộng chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo.
Hỗ trợ về giáo dục và y tế
Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, bảo trợ xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.
Chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo.
Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại trong khám chữa bệnh.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo
Tập trung chủ yếu đầu tư các công trình thuộc mạng lưới hạ tầng như giao thông, thủy lợi,... phục vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương
v Tiêu chí đánh giá
- Số lao động đã tìm được việc làm mới trong năm;
- Mức hưởng lợi của người dân sau thời gian thực hiện chương trình; - Mức độ tác động của công tác XĐGN đến đời sống nhân dân qua các năm.