Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về ý nghĩa của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 35 - 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về ý nghĩa của

việc đảm bảo an sinh xã hội

An sinh xã hội là một vấn đề có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề rất phức tạp và đa dạng nên nhận thức về vấn đề ASXH của các cấp, các ngành và của người dân rất khó khăn. Nếu nhận thức của các cấp, các ngành và người dân được thấu hiểu cặn kẽ sẽ thúc đẩy việc đảm bảo ASXH vững chắc, tác động tích cực đến tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì:

+ Nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ASXH tốt, được quán triệt chặt chẽ trong quá trình thực thi sẽ góp phần làm cho việc phát triển xã hội của địa phương được đảm bảo. Xã hội được đảm bảo thì phát triển kinh tế sẽ thuận lợi hơn. Chính vì vậy, trong mục tiêu phát triển của mỗi địa phương luôn lồng ghép hai chiến lược kinh tế - xã hội song song với nhau.

được thực thi dễ dàng và nhanh chóng hơn. ASXH là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều chính sách, nhiều chương trình khác nhau và có diện bao phủ lớn nên cần phải tuyên truyền để người dân biết được, hiểu được tất cả là vấn đề khó khăn. Với các chính sách ASXH khác nhau thì cơ chế hoạt động cũng khác nhau. Có những chính sách thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng như các chính sách bảo hiểm; nhưng cũng có những chính sách, chương trình chỉ mang tính chất là trợ giúp và cứu trợ… nên Nhà nước phải có định hướng đúng đắn đề cho các cán bộ tuyên truyền, phổ biến cho người dân. Như vậy, họ mới tham gia một cách tự giác để từ đó mà thực hiện tốt phân phối lại thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)