THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 78 - 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘ

2.3.1. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội

Để tiến hành đánh giá về nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội, tác giả đã tiến hành khảo sát 140 cá nhân/hộ gia đình trên 7 quận (huyện) của thành phố và 80 cán bộ hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội. Ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội được tác giả đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:

Rất không Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý đồng ý

Mặc khác, ta có:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8

Do đó, ta có thể quy đổi thang Likert 5 điểm trên về thang đo đánh giá dưới đây:

Bng 2.21. Bng thang đo đánh giá mc độ quan trng ca các tiêu chí

Giá trị trung bình Mức độ quan trọng

Từ 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý Từ 1,8 đến 2,6 Không đồng ý Từ 2,6 đến 3,4 Bình thường Từ 3,4 đến 4,2 Đồng ý Từ 4,2 đến 5,0 Rất đồng ý

v Kết quả nhận định của người dân về ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội như sau:

Bng 2.22. Đánh giá ca người dân v ý nghĩa ca vic đảm bo an sinh xã hi Mức độđồng ý Nhận định 1 2 3 4 5 Giá trị TB Bình luận mức độảnh hưởng 1. Đảm bảo an sinh an sinh xã hội và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

16 11 22 62 29 3,55 Đồng ý

2. Đảm bảo an sinh xã hội góp phần

tạo nên công bằng xã hội 21 27 36 24 32 3,14 Bình thường 3. Đảm bảo an sinh xã hội nhằm tạo

nên sựổn định chính trị 36 11 35 27 31 3,04 Bình thường 4. Đảm bảo an sinh xã hội phát huy

tinh thần nhân đạo, giá trị nhân văn của dân tộc

42 25 18 21 34 2,86 Bình thường

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Căn cứ theo số liệu được trình bày, đa số người dân đều đồng ý với các nhận định về các biến số được đưa ra, mức độ đồng ý nằm trong khoảng từ 2,86 – 3,55. Các nhận định này được người dân đánh giá là đồng ý nhưng ở mức độ không cao. Người dân chỉ nhận thức được tầm quan trọng của an sinh xã hội trong mối quan hệ với phát triển kinh tế là có ý nghĩa cao nhất. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, đời sống của mọi người sẽ được đảm bảo. Đối với vấn đề an sinh xã hội và công bằng xã hội, an sinh xã hội với ổn định chính trị người dân cũng nhận thức được ý nghĩa của nó ở mức độ trung bình. Việc cho rằng đảm bảo an sinh xã hội phát huy tinh thần nhân đạo, giá trị nhân văn của dân tộc được người dân đánh giá ở mức độ thấp nhất. Có lẽ do người dân chưa

nhận thức đầy đủ về khái niệm, cấu trúc, chức năng của an sinh xã hội. v Kết quả nhận định của đội ngũ cán bộ về ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội như sau: Bng 2.23. Đánh giá ca đội ngũ cán b v ý nghĩa ca vic đảm bo an sinh xã hi Mức độđồng ý Nhận định 1 2 3 4 5 Giá trị TB Bình luận mức độảnh hưởng 1. Đảm bảo an sinh an sinh xã hội và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 0 0 21 73 46 4,18 Đồng ý 2. Đảm bảo an sinh xã hội góp phần tạo nên công bằng xã hội 0 0 55 57 28 3,81 Đồng ý 3. Đảm bảo an sinh xã hội nhằm tạo nên sựổn định chính trị 0 0 26 84 30 4,03 Đồng ý 4. Đảm bảo an sinh xã hội phát huy

tinh thần nhân đạo, giá trị nhân văn của dân tộc

0 0 74 41 25 3,65 Đồng ý

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Như vậy, các nhận định về ý nghĩa của đảm bảo an sinh xã hội được đội ngũ cán bộ đánh giá trong khoảng từ 3,65 – 4,18; quy chiếu theo thang đo đánh giá mức độ thì đều nằm ở mức độ đồng ý. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nên họ nhận thức được vấn đề cao hơn người dân. Chính vì thế, khi thu thập dữ liệu tất cả các nhận định trên được các cán bộ đều đánh giá ở mức độ đồng ý đến rất đồng ý, không có đồng chí nào đánh giá là rất không đồng ý hay là đồng ý. Kết quả cho thấy, hầu hết cán bộ trong Đảng, chính quyền các cấp của thành phố Đà Nẵng đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế của địa phương có mối quan

hệ chặt chẽ cũng như đảm bảo an sinh xã hội là góp phần ổn định chính trị trên địa bàn TP. Vấn đề đảm bảo ASXH với đảm bảo công bằng xã hội và phát huy tinh thần nhân đạo, giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc được các cán bộ đánh giá là đồng ý nhưng ở mức độ thấp hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)