Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 30 - 32)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trợ cấp xã hội

Trợ cấp xã hội (TCXH) là sự cứu tế và trợ giúp của nhà nước, cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt vì các nguyên nhân khác nhau nhằm giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tái hòa nhập đời sống cộng đồng xã hội.

v Các đặc trưng tr cp xã hi

Trợ cấp xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, đối tượng trợ cấp có phạm vi rộng, toàn dân

Thứ hai, người được nhận trợ cấp không phải đóng góp vào quỹ tài chính. Nguồn quỹ dùng để trợ cấp được lấy từ thuế hoặc từ đóng góp của cộng đồng.

Thứ ba, mức trợ cấp không đồng đều mà tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và được thẩm định bằng việc thẩm tra đánh giá thu nhập, vốn và tài sản của người được xét trợ cấp.

Thứ tư, trợ cấp có thể bằng tiền hoặc hiện vật.

v Nguyên tc hot động ca tr cp xã hi

Hoạt động trợ cấp xã hội dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp từ Nhà nước – cộng đồng – sự vươn lên của các đối tượng được trợ cấp.

- Hoạt động trợ cấp xã hội phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Cơ sở để thực hiện hoạt động này là sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, là năng suất lao động xã hội.

- Kế hoạch hóa công tác TCXH, cân đối trong kế hoạch chung của địa phương.

phải nắm chắc từng đối tượng để có phương thức giúp đỡ có hiệu quả nhất, bảo đảm công bằng xã hội, an toàn xã hội.

v Ni dung ca tr cp xã hi

- Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là người dân nói chung đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần.

- Hình thức trợ cấp xã hội

Trợ cấp xã hội chủ yếu bao gồm hai hình thức: trợ cấp xã hội thường xuyên và trợ cấp xã hội đột xuất.

+ Trợ cấp xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội dành cho các thành viên trong cộng đồng về điều kiện sinh sống trong thời gian dài hoặc trong suốt cuộc đời của họ. Đối tượng này thường là những người rơi vào hoàn cảnh không thể tự lo liệu được cuộc sống của bản thân như người già không nơi nương tựa; trẻ em mồ côi, lang thang không có người nuôi dưỡng; người tàn tật nặng; người bị tâm thần mãn tính;…

+ Trợ cấp xã hội đột xuất (đôi khi còn được gọi là cứu tế) là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp các rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ nhanh chóng vượt qua sự hẫng hụt, ổn định cuộc sống và sớm hòa nhập trở lại với cộng đồng. Trợ cấp xã hội đột xuất thường được thực hiện trong các trường hợp có thiên tai, mất mùa hoặc xảy ra các biến cố (ví dụ như hỏa hoạn,…) gây ra cho người dân các mối đe dọa về lương thực, nhà ở, bệnh tật, đình trệ sản xuất.

- Nguồn kinh phí trợ cấp xã hội

Nguồn tài chính đảm bảo thực hiện TCXH trước hết lấy từ NSNN. Bên cạnh đó, còn có sự và đóng góp của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức từ thiện, nhân dân và nguồn trợ giúp quốc tế.

Mức trợ cấp nhiều hay ít, thời gain hưởng thụ ngắn hay dài căn cứ chủ yếu vào mức độ khó khăn của người được trợ cấp và nguồn trợ cấp. Trợ cấp cho các đối tượng có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

v Tiêu chí đánh giá

Việc xem xét hiệu quả thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động trợ cấp xã hội thực hiện bằng các số liệu cụ thể thông qua các tiêu chí đánh giá như sau:

- Số đối tượng được trợ cấp qua các năm; - Số kinh phí thực hiện trợ cấp qua các năm; - Tốc độ tăng của các đối tượng qua các năm; - Mức độ tác động của công tác trợ cấp xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)