7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội (ƯĐXH) là sự đãi ngộ đặc biệt về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nước và cộng đồng đối với những người có công với dân, với nước và một số thành viên trong gia đình họ trong các lĩnh vực, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
v Nội dung của ưu đãi xã hội
- Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội
Nếu nhìn nhận trên một phạm vi rộng thì đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có hai nhóm đối tượng sau đây thường được hưởng chính sách ưu đãi xã hội:
+ Những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, gồm: Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ; thương binh và bệnh binh; những người tham gia hoạt động cách mạng.
+ Những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Hình thức ưu đãi xã hội
Hoạt động ưu đãi xã hộibao gồm hai hình thức, đó là: ưu đãi về vật chất và ưu đãi về tinh thần
- Nguồn trợ cấp ưu đãi xã hội
Nguồn trợ cấp ưu đãi xã hội chủ yếu từ NSNN. Ngoài ra, còn từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Chế độưu đãi xã hội
Chế độ ưu đãi xã hội bao gồm các chế độ trong các lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, việc làm, trợ cấp trong đời sống sinh hoạt…Tùy thuộc vào đối tượng người có công mà được hưởng các chế độ khác nhau.
- Mức trợ cấp ưu đãi xã hội
Mức trợ cấp ưu đãi xã hội căn cứ vào thời gian và mức độ cốnghiến, hy sinh của người có công.
v Tiêu chí đánh giá
- Tổng số đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ƯĐXH; - Kinh phí thực hiện chi trả ƯĐXH;
- Tốc độ tăng của các đối tượng;
- Mức độ tác động của công tác chi trả ƯĐXH.