Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 70 - 78)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5.Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo

Phong trào xoá đói giảm nghèo đã được các cấp uỷ đảng và chính quyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Công tác xoá đói giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và được tổ chức thực hiện theo những chương trình độc lập, với những nội dung giải pháp cụ thể, chặt chẽ từ Thành phố đến cơ sở. Các chương trình xoá đói giảm nghèo tại thành phố Đà Nẵng luôn được quan tâm chỉ đạo sát sao và có hiệu quả trong từng giai đoạn.

Việc giảm nghèo tại Đà Nẵng thể hiện rất thiết thực qua các chính sách, chế độ được ban hành để giúp đỡ trực tiếp cho người nghèo như: chương trình xóa nhà tạm, đề án giảm nghèo,...

a. Mt s chương trình XĐGN c th

vChương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã có sự phát triển đáng kể, hiện nay, thành phố có 60 cơ sở dạy nghề trong đó có 05 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp nghề, 20 trung tâm dạy nghề và 23 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Số lượng cơ sở đào tạo nghề ở thành phố tuy nhiều nhưng quy mô đào tạo nhỏ, cơ sở đào tạo nhiều nghề nhất là 18 nghề, ít nhất 01 nghề.

Qui mô đào tạo nghề tăng nhanh cả về số lượng lẫn tốc độ, với tốc độ tăng bình quân là 13%/năm (cả nước 11%), trong đó đào tạo sơ cấp vẫn là chủ yếu, chiếm 71,2%. Ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng và phát triển nhanh, tiếp cận đến nhu cầu của thị trường lao động. Từ 80 nghề đào tạo năm 2010 đến nay đã tăng lên 121 nghề. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước điều chỉnh để phục vụ cho thị trường lao động theo hướng kỹ thuật, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên một số nghề vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường kể cả số lượng, chất lượng và cấp trình độ đào tạo.

Trong giai đoạn 2010 -2015, các cơ sở đã đào tạo cho đã đào tạo nghề cho 296.300 người, chủ yếu là đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề hơn 95%, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4,6%.

Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đang thực hiện triển khai mô hình dạy nghề kết hợp giải quyết việc làm. Mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động đã tạo sự quan tâm, gắn kết chặt chẽ giữa các sở ban ngành, đoàn thể, địa phương, cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, hợp tác xã để tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ngay tại địa phương. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động

nông thôn, lao động thuộc diện di dời giải tỏa, thu hồi đất sản xuất và các lao động đặc thù khác. Các địa phương giải quyết việc làm ổn định cho số lao động sản xuất nông nghiệp và tạo cơ hội cho số người đến độ tuổi lao động được hỗ trợ học nghề để có việc làm, giải quyết khó khăn về kinh tế hộ gia đình. Năm 2015, trên địa bàn thành phố đã tuyển sinh hơn 45 ngàn học viên học nghề, dạy nghề cho hơn 1 ngàn lao động đặc thù gồm lao động nông thôn, thuộc diện di dời giải tỏa, thu hồi đất sản xuất, người nghèo và cận nghèo. Các hợp tác xã sản xuất được hình thành tại các xã Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Liên, Hòa Châu và Hòa Bắc đã góp phần giải quyết việc làm cho 250 người, thu nhập bình quân từ 2 đến 2,5 triệu/ người/ tháng. Tại xã Hòa Bắc, Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố đã hỗ trợ 150 triệu đồng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia để xây dựng nhà nấm, lò hấp nấm và phôi liệu làm nấm để người dân có điều kiện tham gia, góp phần giúp người dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Tại xã Hòa Liên, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ 330 triệu đồng cho Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ cây cảnh Vân Dương đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống nước tưới tiêu để phục vụ sản xuất. Mô hình này đã đem lại cho xã Hòa Liên tổng doanh thu 396 triệu đồng, doanh thu của 21 hộ xã viên là 1,68 tỷ đồng, doanh thu của 55 hộ không tham gia hợp tác xã là 2,24 tỷ đồng. Mô hình trồng hoa cũng được nhân rộng, giải quyết lao động nhàn rỗi, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình. Qua đào tạo nghề, người nông dân đã được hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng sản xuất; mô hình trồng hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng những loại cây nông nghiệp khác. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Hòa Vang cũng đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tổ chức lớp đào tạo nghề mây tre đan cho 30 bà con dân tộc Cơ tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Ngoài thời gian nhàn rỗi, trồng keo, các hộ gia đình gia công các mặt hàng mây tre đan cho Hợp tác xã An Khê để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Từ mô hình nuôi cá nước ngọt triển khai tại xã Hòa Phong, Hòa Vang, hiện nay các Hợp tác xã tiếp tục xây

dựng tổ hợp tác chuyên canh về phát triển cá nước ngọt, nhân rộng tại nhiều địa phương như mô hình nuôi cá trê lai ở Hòa Khương, nuôi cá nước ngọt tại phường Hòa Hiệp Bắc.. Mô hình trồng nấm thu hút nhiều lao động tham gia và phát triển mạnh trên địa bàn thành phố, đặc biệt trên địa bàn huyện Hòa Vang. Sau khi hoàn thành khóa học nghề trong 3 tháng, người lao động được sự hỗ trợ và giúp đỡ của các ban ngành, Hội đoàn thể hướng dẫn hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất các loại nấm có giá trị kinh tế cao, đồng thời giới thiệu người dân đến những địa điểm có uy tín để tiêu thụ sản phẩm. Người lao động còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi của nhà nông và tận dụng nguyên liệu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác cây công nghiệp để trồng nấm và tự tạo việc làm cho mình. Mô hình may tại Hợp tác xã sản xuất và gia công hàng may mặc Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn đã thu hút được nhiều lao động thuộc diện di dời giải tỏa. Sau khi hoàn thành các khóa đào tạo, Hợp tác xã đã giải quyết việc làm cho 100% lao động, đồng thời hỗ trợ 108 máy may công nghiệp, triển khai 5 dây chuyền may công nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 250 lao động nữ.

v Chương trình chăm sóc y tế với mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo luôn được thành phố quan tâm kịp thời. Các hộ nghèo được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Giai đoạn 2010 – 2015, Thành phố đã cấp 98.554 thẻ BHYT cho người nghèo với tổng kinh phí 4,321 triệu đồng. Ngoài ra còn vận động các tổ chức nhân đạo, từ thiện, các nhà hảo tâm tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho 72.509 lượt đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, với kinh phí trên 2.724 triệu đồng.

Bên cạnh đó, thành phố đã duy trì và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và chương trình phòng chống lao, sốt rét, bệnh phong, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ có thai được chú trọng; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả thực hiện các chương trình như sau: tiêm chủng cho trẻ em từ 8 - 10 loại

vắc xin đạt tỷ lệ trên 95%; tỷ lệ trẻ em sơ sinh có trọng lượng dưới 2,5 kg giảm xuống còn dưới 5%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 10%; gần 100% số khu dân cư đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn sức khỏe.

Tính đến nay, thành phố Đà Nẵng có 13 - 14 bác sỹ/1 vạn dân trong đó có 1 tiến sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp 2; 1,5 thạc sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp 1; 10 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/1 vạn dân.

Thành phố cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế phường, xã; đẩy mạnh y tế chuyên sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thành tựu y tế vào chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước.

Nhìn chung, sức khỏe của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt góp phần to lớn trong công cuộc XĐGN. Song do địa hình rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển như sốt rét, lao, bệnh đường ruột,… nên tỷ lệ mắc bệnh còn nhiều.

vChính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên nghèo.

Nguồn vốn chính sách này đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cải thiện cuộc sống, góp phần đáng kể vào mục tiêu xóa nghèo và thực hiện các chường trinh “5 không” và “3 có” của TP. Đà Nẵng.

Chính sách tín dụng ưu đãi đã đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, đặc biệt là các xã trên địa bàn huyện Hòa Vang. Trong giai đoạn 2010 -2015, toàn huyện Hòa Vang giảm gần 12 nghìn hộ nghèo, hỗ trợ việc làm cho gần 19 nghìn lao động, hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 17,5 nghìn lượt người và có 2.126 gia đình vay vốn học sinh sinh viên cho con đi học…

b. Mt s chính sách h tr trc tiếp cho người nghèo giai đon 2010- 2015

đoạn, tập trung huy động nguồn lực sức lực và tâm huyết của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Nhờ vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng được nâng cao. Để thực hiện chương trình giảm nghèo thành phố đã chi nguồn ngân sách khá lớn, cụ thể như sau:

Bng 2.19. Tình hình tr cp cho các h nghèo trên địa bàn thành phĐà Nng t năm 2010 đến năm 2015 ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng số hộ nghèo 23.296 18.884 16.253 15.183 9.223 0 2. Tỷ lệ hộ nghèo 15,19 12,34 10,22 6,27 3,81 0 3. Kinh phí hỗ trợ dụng cụ học tập, học phí theo NĐ49/2010 hộ nghèo 2.138 1.977 1.977 1.977 1.216 1.027 4. Kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người nghèo 4.537 3.840 3.840 2.640 1.530 854 5. Mua BHYT cho người nghèo

theo luật BHYT 45.713 43.436 42.347 41.499 30.709 21.345 6. Hỗ trợ tiền điện cho hộ

nghèo theo luật BHYT 23.532 22.407 20.192 17.658 14.037 12.009 7. Hỗ trợ tết cho người nghèo 18.504 15.266 14.730 14.184 13.905 12.359 8. Tổng số tiền trợ cấp cho hộ

nghèo 94.424 86.926 83.086 77.958 61.397 47.594

(Nguồn: Sở tài chính thành phốĐà Nẵng)

+ Tiêu chí hộ nghèo đối với khu vực thành thị: dưới 500.000 đồng/người/tháng.

đồng/người/tháng.

Từ năm 2010-2014, tổng số hộ nghèo của thành phố giảm dần và theo đó tổng số kinh phí hỗ trợ cho người nghèo giai đoạn này cũng giảm theo. Năm 2010, kinh phí trợ cấp cho hộ nghèo là 94.424 triệu đồng và đến năm 2014, kinh phí giảm còn 47.594 triệu đồng. Tính đến năm 2015, thành phố đã hoàn thành mục tiêu không có hộ nghèo với mức chuẩn như trên, nhưng do thành phố đã ban hành nâng mức chuẩn nghèo lên cao hơn nên thành phố vẫn chi ra một phần ngân sách để hỗ trợ người nghèo theo chuẩn mới.

Kết quả thực hiện giảm nghèo giai đoạn này của thành phố như sau: 18.783 lượt hộ nghèo được vay vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình; mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 450.438 lượt người thuộc hộ nghèo, hộ thoát nghèo; miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, học bổng, đồ dùng học tập cho 268.750 lượt học sinh nghèo; hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm cho 1.205 hộ, sửa chữa 1.231 căn nhà, bố trí 132 căn hộ chung cư; hỗ trợ lắp đặt điện nước, công trình vệ sinh cho 1.099 hộ nghèo; Tổ chức 156 lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, với 17.484 lượt người nghèo tham gia; nhân rộng 25 mô hình làm ăn có hiệu quả thu hút nhiều lao động con hộ nghèo như tổ hợp gia công may mặc, mây tre xuất khẩu, trồng nấm, rau sạch... tổ chức đào tạo nghề cho 1.986 lượt người nghèo; hỗ trợ phương tiện sản xuất kinh doanh cho 2.201 hộ; thực hiện cứu trợ đột xuất vào dịp tết Nguyên đán trên 3.000 tấn lương thực cho hộ nghèo và hộ khó khăn... Bảo đảm 100% các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội đều được giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn khó khăn, tồn tại đó là: Trong quá trình chỉnh trang đô thị đã xuất hiện nhóm hộ nghèo mới, đó là nhóm hộ nghèo không còn đất sản xuất nông nghiệp do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đô thị dẫn đến không có việc làm hoặc việc làm không ổn định; một số cơ chế, chính sách

giảm nghèo chưa đồng bộ, còn chồng chéo; vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận hưởng thụ các chính sách; việc điều hành kế hoạch và lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với giảm nghèo còn lúng túng. Giải pháp hỗ trợ trực tiếp đối với người nghèo chiếm tỷ lệ lớn nên chỉ thích hợp trong ngắn hạn, trước mắt, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu bền vững. Số hộ thoát nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, còn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

c. Mc độ tác động công tác XĐGN

Như đã đánh giá ở phần trên, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và ý thức tự vươn lên của bản thân các hộ nghèo, thành phố Đà Nẵng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,19% năm 2010 và đến hết năm 2015 thành phố không còn hộ nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo ở thành phố đã cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân trong từng khu vực, địa phương trên địa bàn thành phố. Dưới đây là số liệu thống kê về số hộ giảm nghèo trong một năm phân theo quận (huyện):

Bng 2.20. S h gim nghèo trong mt năm phân theo qun (huyn) trên địa bàn thành phĐà Nng t năm 2010 đến năm 2015 ĐVT: Hộ dân Đối tượng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Quận Hải Châu 1.350 1.169 837 700 650 550 Quận Thanh Khê 1.458 1.132 618 700 650 520 Quận Sơn Trà 1.354 1.151 1.036 750 720 680 Quận Liên Chiểu 1.087 978 890 900 850 800 Quận Ngũ Hành Sơn 1.318 1.111 1.140 550 550 500 Quận Cẩm Lệ 922 778 648 550 500 450 Huyện Hòa Vang 1.816 1.1.801 1.095 1.100 1.050 1.000

Tổng 9.305 6.319 6.264 5.250 4.970 4.500

Mức độ tác động công tác xóa đói giảm nghèo ở các địa phương khác nhau cũng có sự khác nhau. Thành phố tập trung công tác giảm nghèo nhiều nhất cho huyện Hòa Vang vì số hộ dân còn nghèo ở khu vực này còn khá đông, đời sống nhân dân cũng thấp hơn ở các địa phương khác.

2.3. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo AN SINH xã hội TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 70 - 78)