Kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 44 - 46)

8. Tổng quan về tài liệu

1.3.3. Kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột

Qua các mô hình quản lý rác trong và ngoài nƣớc nêu trên cho thấy để làm tốt các công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt thì Nhà nƣớc đóng vai trò

quan trọng trong việc đề ra các chính sách thiết thực. Các chủ trƣơng, chính sách phải kịp thời, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn của địa phƣơng. Cần có các quy định cụ thể về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, các biện pháp chế tài khi có sự vi phạm các qui định đã đề ra. Có sự hỗ trợ, ƣu đãi về các chính sách đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này để dần triển khai mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng. Có sự hỗ trợ về ngân sách để phục vụ cho công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Cần đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện thiết bị một cách đồng bộ để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn một cách tối ƣu nhất, điều này tránh đƣợc tổn thất về ngân sách do tình trạng lãng phí gây ra.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, vị tổ chức chính trị xã hội cùng chung tay tham gia bảo về môi trƣờng. Để làm đạt đƣợc kết quả tốt, mỗi đơn vị cần có các cán bộ chuyên trách về quản lý môi trƣờng, đặc biệt là trong các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng trong cộng đồng thông qua các chƣơng trình nhƣ: hội thảo, các buổi họp nhóm tại cộng đồng khu dân cƣ, lồng ghép trong trƣờng học, tổ chức các hội thi để tìm ra các sáng kiến về công tác môi trƣờng, tổ chức các đợt thi đua mang tính phong trào trong các tổ chức đoàn thể.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 44 - 46)