Thực trạng thực hiện các chƣơng trình, dự án về quản lý rác thả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 73 - 80)

8. Tổng quan về tài liệu

2.2.2. Thực trạng thực hiện các chƣơng trình, dự án về quản lý rác thả

thải sinh hoạt đô thị

a. Chương trình đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 02 đơn vị thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt là Công ty TNHH Một thành viên Đô thị và Môi trƣờng Đắk Lắk và Công ty TNHH Môi trƣờng Đông Phƣơng. Thực trạng máy móc, trang bị kỹ thuật đƣợc đầu tƣ trang bị nhƣ sau:

Bảng 2.12. Số lƣợng và chủng loại phƣơng tiện, máy móc, thiết bị STT Máy móc, thiết bị ĐVT Số lƣợng 1 Thùng rác 8m3 Cái 20 2 Thùng rác 4m3 Cái 14 3 Thùng rác 0,7 m3 Cái 101 4 Thùng rác 0,5 m3 Cái 8 5 Thùng rác 240 lít Cái 769 6 Thùng rác 360 lít Cái 1

7 Xe cải tiến đẩy tay Chiếc 153

8 Xe quét hút bụi đƣờng Chiếc 1

9 Xe cuốn ép Chiếc 23

10 Xe tải chuyên dùng Chiếc 10

11 Xe ủi Chiếc 1

12 Xe xúc đào Chiếc 1

13 Xe San gạt Chiếc 1

14 Xe Lu Chiếc 1

15 Xe bơm hút, tƣới Chiếc 7

16 Xe phun rửa áp lực Chiếc 2

Nguồn: Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk

Với tổng số lao động trực tiếp: 365 công nhân, trong đó: 300 công nhân thực hiện công tác quét dọn vệ sinh, 30 công nhân theo xe thu gom rác thải, 19 công nhân lái xe thu gom rác và 16 công nhân xử lý rác.

Nhìn chung qua các năm thành phố đã chú trọng đầu tƣ thêm các loại trang thiết bị phƣơng tiện cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xửu lý rác thải sinh hoạt, tuy nhiên các trang thiết bị vẫn còn rất hạn chế và công nghệ chủ yếu là lạc hậu, mới đáp ứng nhu cầu tối thiểu của Thành phố.

Hiện nay do nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh, thành phố còn nhiều khó khăn nên chƣa thể đầu tƣ các loại thiết bị hiện đại phục vụ công tác xử lý rác thải sinh hoạt đƣợc làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến công tác bảo vệ môi trƣờng của thành phố.

b. Đầu tư xây dựng bãi xử lý rác

Quy mô dự án là 60 ha, trong đó giai đoạn I (từ 2000-2005) đã thực hiện là 22 ha, công suất hoạt động tối đa là: 240 tấn/ngày.đêm. Công nghệ xử lý: Theo phƣơng pháp chôn lấp. Địa điểm xây dựng tại thôn 3 và thôn 4 thuộc địa bàn xã Cƣ ÊBur, thành phố Buôn Ma Thuột, Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thành phố Buôn Ma Thuột nằm về phía Tây Bắc của thành phố, cách trung tâm thành phố 8 km.

Hiện nay toàn bộ lƣợng rác thải của thành phố đều đƣợc chuyển vào Bãi chôn lấp chất thải rắn để xử lý với phƣơng pháp chôn lấp ở bãi lộ thiên (200 tấn/ngày/đêm) và chƣa đầu tƣ lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý nƣớc rỉ rác. Hầu hết diện tích đất canh tác của nhân dân (phía Tây Bắc) đều bị ảnh hƣởng bởi nƣớc thải từ bãi chôn lấp chất thải, đặc biệt là khi trời mƣa với lƣợng nƣớc lớn chảy tràn vào đất canh tác của các hộ dân gây hƣ hại cho các loại cây cối hoa màu và chảy tràn ra suối gây ô nhiễm trên diện rộng.

Qua thực trạng nêu trên, việc thực hiện các biện pháp xử lý ngăn chặn và giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm tại Bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Buôn Ma Thuột là cấp bách và cần thiết vì vậy cần thiết phải đầu tƣ nâng cấp và mở rộng bãi rác để đáp ứng nhu cầu xử lý rác ngày càng tăng. Tuy nhiên do nguồn vốn từ ngân sách tỉnh gặp khó khăn nên một số hạng mục thuộc dự án Mở rộng nâng cấp bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Buôn Ma Thuột (giai đoạn 2008-2010) phải dừng thi công trong đó có hạng mục xử lý nƣớc rỉ rác của ô chôn lấp số 01 theo Công văn số: 7514/UBND-CN, ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh.

+ Dự án đầu tƣ xây dựng Cơ sở xử lý chất thải rắn Hòa Phú thành phố Buôn Ma Thuột

Dự án đầu tƣ xây dựng Cơ sở xử lý chất thải rắn Hòa Phú thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc UBND tỉnh giao chủ trƣơng quy hoạch, đầu tƣ xây dựng tại Công văn số 5264/UBND-CN ngày 22/10/2009, địa điểm xây dựng

dự án: Nằm phía Nam thành phố Buôn Ma Thuột (xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột). Với diện tích: 104 ha, công suất thiết kế 611 tấn/ngày, nguồn vốn: ngân sách và vốn vay ODA; Tổng mức đầu tƣ là 193,9 tỷ đồng, diện tích xây dựng trực tiếp (giai đoạn I) là: 52 ha, thể tích của bãi chôn lấp hoàn thiện là: 3.400.000m3

.

Dự án đƣợc thực hiện sẽ đáp ứng nhu cầu về thu gom xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, với khoảng 550.000 ngƣời hƣởng dịch vụ, tạo môi trƣờng ngày càng văn minh sạch đẹp. Dự án đƣợc đầu tƣ hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại với công nghệ phù hợp sẽ đáp ứng yêu cầu cho kế hoạch phân loại rác thải tại nguồn triển khai hiệu quả trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Hiện nay trên địa bàn tp BMT chƣa đầu tƣ cho công tác tái chế rác thải, không có bất cứ hệ thống xử lý, tái chế rác nào đƣợc vận hành, rác thải chỉ đƣợc thu gom tập kết về bãi chôn lấp và xử dụng các loại chế phẩm, thuốc diệt ruồi để hạn chế mùi hôi và côn trùng. Đây là nguyên nhân làm cho môi trƣờng đất, nƣớc, không khí tại khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng.

c. Chương trình ứng dụng công nghệ mới trong xử lý rác thải sinh hoạt

Công tác thu gom và vận chuyển chất sinh hoạt chủ yếu là thủ công, dựa vào lao động tay chân của đội ngũ công nhân quét rác và công nhân thu gom rác. Công nghệ hiện đại nhất sử dụng đó là xe chuyên dụng ép rác kín, còn lại là các xe đẩy hở và xe vận chuyển rác hở nên làm mất vệ sinh môi trƣờng, gây mùi hôi thối khó chịu cho dân dƣ gần nơi thu gom rác và ngƣời đi đƣờng khi có phƣơng tiện vận chuyển di chuyển ngang qua nhất là trong mùa mƣa. Ngoài ra, với công nghệ thu gom lạc hậu bằng xe đẩy tay cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe và hình ảnh của ngƣời lao động làm việc trong ngành này. Cụ thể sơ đồ thực hiện một số công đoạn cơ bản nhất của công tác thu

gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt tại Tp BMT đang đƣợc ứng dụng nhƣ sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt

Nguồn: Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt đô thị hiện này chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ chôn lấp, một phần nhỏ đƣợc sử dụng để tái chế làm phân hữu cơ nhƣng chủ yếu cũng chỉ sử dụng công nghệ lên men truyền thống, hầu nhƣ chƣa có sự đột phá nào trong vấn đề này.

Mục tiêu chính của UBND tỉnh Đắk Lắk khi phê duyệt dự án xây dựng Bãi chôn lấp là đầu tƣ xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Tuy nhiên, tùy theo khả năng cho phép về thiết bị và vốn đầu tƣ, Dự án có thể khai thác một phần các chất hữu cơ trong rác để làm nguyên liệu chế biến phân hữu cơ vi sinh, cung cấp cho các đơn vị chế biến trên địa bàn. Ngoài ra, theo dự kiến Công ty sẽ kết hợp với một số đối tác khác đầu tƣ một dây chuyền tái chế nhựa PVC thành các sản phẩm bao bì phục vụ cho công việc thu gom rác,

Rác sinh hoạt hộ dân, nơi công cộng Rác ở ngõ hẻm Thùng rác công cộng 240lít Thùng rác 240l; 0,7m3 Xe nâng, cuốn ép Rác sinh hoạt vùng ven (các xã) Thu gom bằng xe cuốn ép Bãi rác Thành phố Xe cải tiến đẩy

tay

Trạm cân rác Xe nâng,

hoặc nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất ống nhựa. Quy mô diện tích bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho mỗi giai đoạn (có 3 giai đoạn) đều là 5 ha.

Công nghệ hiện đang sử dụng tại Bãi chôn lấp là công nghệ chôn lấp với các bƣớc công việc nhƣ ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ quy trình xử lý rác

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Đô thị và Môi trƣờng tỉnh Đắk Lắk) Hiện nay Thành phố chƣa có bất cứ một chƣơng trình hay kế hoạch nào cho việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cho hoạt động xử lý rác thải trên địa bàn. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kém hiệu quả của công tác quản lý chất thải rán sinh hoạt trên địa bàn Thành phố

d. Chương trình xử lý rác thải tại nguồn

Hiện nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và trên cả nƣớc nói chung công tác phân loại rác ngay tại đầu nguồn chƣa thực sự đƣợc quan tâm và thực hiện. Cho dù trên thực tế ngày càng có nhiều chất thải nguy hại trộn lẫn trong chất thải sinh hoạt và đƣợc thu gom, xử lý đa phần bằng hình thức chôn lấp nhƣ chất thải sinh hoạt. Việc này vừa có hại cho môi trƣờng vừa làm gia tăng lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Việc phân loại rác ngay tại

Bãi xử lý chất thải rắn

- Phun thuốc diệt ruồi - Rải vôi

- Rải Bokashi

- Phun chế phẩm khử

- Phun thuốc diệt ruồi - Rải vôi - Phun chế phẩm EM - Phun chế phẩm khử mùi - Gom ủi thành đống - Phủ đất Trồng cây xanh

đầu nguồn tuy chỉ là những hành động rất nhỏ nhƣng hiệu quả rất lớn, nhất là trong công tác tái chế rác thành các loại sản phẩm hữu dụng khác phục vụ cho nhiều lĩnh vực và giúp cho việc xử lý rác thải đƣợc triệt để, mang lại nguồn lợi lớn cho cộng đồng và môi trƣờng. Để kiểm chứng tính xác thực của tình trang trên chúng tôi đã khảo sát về thực trạng công tác phân loại rác thải trên địa bàn thành phố BMT với số mẫu là 150 mẫu với nội dung câu hỏi “Ông (Bà)có biết

về chương trình phân loại rác thải tại nguồn không?”, sau khi phân tích số liệu

kết quả nhƣ sau:

Bảng 2. 13. Bảng kết quả khảo sát

cau5cobietvechuongtrinhphanloairac

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Co biet 53 35.3 35.3 35.3

khong biet 97 64.7 64.7 100.0

Total 150 100.0 100.0

Hiện nay công tác phân loại rác thải tại nguồn chƣa đƣợc triển khai rộng tại TP BMT, hầu hết đều mang tính tự phát. Điều này làm ảnh hƣởng lớn đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Rác thải không đƣợc phân loại rất khó để có thể xử lý triệt để, rác thải loại này không đƣợc tái chế mà chỉ dùng biện pháp chôn lấp vì vậy gây ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng. Trong bảng kết quả câu hỏi số 4 đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cho rằng muốn hạn chế tình trạng rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trƣờng, Thành phố cần ƣu tiên thực hiện những công việc nhƣ đẩy mạnh việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay từ nguồn với số phiếu chiếm 54%. Có 23,3% cho rằng cần tăng cƣờng vận động dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng sống, hạn chế sử dụng túi các loại ni - lông

Vậy nên, nếu chúng ta vẫn cứ tiếp tục theo quy trình phát thải - thu gom - xử lý nhƣ hiện nay thì cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao thì lƣợng rác thải ngày càng tăng lên, và nếu không đƣợc thu gom, xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời chúng ta cũng đang lãng phí một lƣợng lớn tài nguyên trong rác thải có thể tái chế. Thiết nghĩ rằng, đã đến lúc thành phố nên biến hành động phân loại rác tại nguồn trở thành một hoạt động mang tính chất bắt buộc, ngƣời ngƣời - nhà nhà cùng tham gia chứ không mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ nhƣ hiện nay và chúng ta thấy việc triển khai thực hiện chƣơng trình tuyên truyền về công tác phân loại rác đầu nguồn là rất thiết thực và sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội và môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)