CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 108 - 111)

8. Tổng quan về tài liệu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC

THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 3.2.1. Hoàn thiện chiến lƣợc và các chính sách quản lý rác thải sinh hoạt đô thị

- Xây dựng chiến lƣợc về BVMT, PTBV để có cơ sở định hƣớng cho các công tác quy hoạch, đầu tƣ trong tƣơng lai của thành phố.

- Rà soát các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trƣờng để từng bƣớc ban hành các tiêu chuẩn về môi trƣờng. Hiện nay với xu hƣớng phát triển của xã hội ngày càng cao và mọi mặt, đòi hỏi mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia phải kịp thời nắm bắt các xu hƣớng tích cực để đáp ứng đƣợc tiến trình phát triển chung. Chính vì vậy việc từng bƣớc hoàn chỉnh để bạ hành các tiêu chuẩn về môi trƣờng cho phù hợp thông qua các chính sách, luật, các thông tƣ, nghị định, nghị quyết…quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động liên quan đến môi trƣờng…là nhiệm vụ hết sức cấp bách.

- Đối với mỗi chính sách thiết thực cần phải đƣợc tham khảo, lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp xã hội để loại bỏ các tác động tiêu cực cũng nhƣ tránh lãng phí kém hiệu quả của chính sách đó. Qua bảng khảo sát về các giải

pháp lâu dài để xử lý rác thải đô thị trên địa bàn thành phố ta có các kết quả nhƣ sau: phần lớn ngƣời dân (34%) cho rằng việc tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan chức năng. Tiếp theo là tăng cƣờng đầu tƣ cho cơ sở vật chất đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt của đô thị. Việc xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt của đô thị này cũng đƣợc chú trọng, 18% cho rằng giải pháp lâu dài cho công tác này nên thực hiện xã hội hóa. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức, đoàn thể, cá nhân thể hiện trách nhiệm và ý thức đối với việc bảo vệ môi trƣờng.

Bảng 3.25. Bảng kết quả khảo sát cau8giaiphaplaudaidexulyracthaidothi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tang cuong dau tu co so vat chat 13 26.0 26.0 26.0

dua tieu chuan xu ly rac vao tieu chi quy

hoach do thi 1 2.0 2.0 28.0 Xa hoi hoa cong tac thu gom rac 9 18.0 18.0 46.0 Tang cuong vai tro cua cac to chuc xa hoi 6 12.0 12.0 58.0 tang cuong giao duc y thuc bao ve moi

truong cho dan 17 34.0 34.0 92.0 Tang cuong dau tu nghien cuu ung dung 2 4.0 4.0 96.0 Tang cuong trach nhiem va che do dai ngo 2 4.0 4.0 100.0 Total 50 100.0 100.0

Bảo vệ môi trƣờng là hoạt động mang tính chiến lƣợc lâu dài, tất cả các yếu tố ƣu tiên để thúc đẩy, phát triển hoạt động này phải đƣợc chọn lựa trên cơ sở bền vững. Có nhiều yếu tố để lựa chọn cho sự phát triển đối với công tác bảo vệ MT, và vấn đề con ngƣời vẫn đƣợc luôn đặt lên hàng đầu.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi những nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố BMT phải có tầm nhìn chiến lƣợc, nhanh nhạy, sáng suốt. Thƣờng xuyên rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hƣớng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trƣờng. Ban hành

quy chế quản lý chất thải rắn, tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; đƣa chỉ tiêu đất sử dụng để xử lý chất thải rắn vào quy chuẩn quy hoạch đô thị. Cụ thể hoá việc thực hiện những điều khoản thuộc lĩnh vực quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trƣờng để phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng. [5] (tài liệu trên mạng)

+ Hoàn thiện công tác dự báo các tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong ngắn hạn và dài hạn vì hiện nay mỗi hoạt động kinh tế, xã hội đều ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Việc đánh giá, dự báo tác động của các hoạt động này là khâu tất yếu phải có trong các thủ tục xét duyệt các dự án phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hƣởng đến môi trƣờng của dự án đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trƣờng.

+ Xây dựng các kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng.

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành, quản lý môi trƣờng tại các đô thị tại các đô thị

- Hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát môi trƣờng; Tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý ngành với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ xử lý rác thải;

- Chính quyền thành phố không thể đơn độc hoàn thành chƣơng trình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố mà phải cùng làm việc và phát hợp tác với tất cả các bên hữu quan, điều này sẽ là yếu tố sống còn để triển khai các chính sách và đề xuất trong Chiến lƣợc quản lý rác đô thị của Hội đồng thành phố. Vai trò mà các bên hữu quan có thể có trong thực hiện các đề xuất trong chiến lƣợc này đƣợc xây dựng trong Kế hoạch thực hiện

- Các bên hữu quan trong việc quản lý rác thải ở TP BMT bao gồm: các cơ quan chức năng về quản lý rác thải, các công ty xử lý rác thải, ngành quản lý rác, Quản lý Môi trƣờng, đồng thời là những nhà bán lẻ, các tổ chức phi

chính phủ và lĩnh vực cộng đồng, các công ty tái chế và tái xử lý, các tổ chức sản xuất phân hữu cơ, các tổ chức có chính sách rác thải định hƣớng về phía khách hàng, các tổ chức nghề nghiệp. Một số trong các bên hữu quan này tạo ra và cung cấp các bài nghiên cứu, các dữ liệu đầu vào cho việc hình thành chiến lƣợc,

- Hoàn thiện cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực xử lý chất thải; bảo vệ môi trƣờng; tiến tới xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng tại đô thị BMT; Tổ chức công tác quản lý vận hành các phƣơng tiện thiết bị theo tiêu chuẩn ISO để khai thác có hiệu quả công năng của các loại phƣơng tiện thiết bị.

- Tập huấn, đào tạo qui trình thực hiện các công tác thu gom vận chuyển và xử lý cho khoa học, tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí nhƣng vẫn mang lại hiệu quả công việc cao.

- Củng cố, phát huy các doanh nghiệp nhà nƣớc đang hoạt động có hiệu quả trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả trong lĩnh vực này, nghiên cứu thành lập các công ty theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động công ích.[5] (tài liệu mạng)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố buôn ma thuột (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)