Hoạt động truyền thông của các tổ chức giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 29 - 32)

Ðầu những năm 1990, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các đại học công lập Việt Nam bắt đầu quan tâm đến thương hiệu và truyền thông của mình. Những hoạt động tiên phong của họ phải kể đến là sự thay đổi logo hay in những cuốn lịch được phát cho sinh viên vào các dịp Tết có hình logo, hay

19 tổ chức những sự kiện nhân dịp những ngày lễ và công bố những sự kiện này trên báo chí, truyền hình. Vào các dịp lễ kỷ niệm ngày thành lập trường các trường đại học đã có thông báo mời các em cựu sinh viên của mình về dự lễ, qua dịp dự lễ này đã thành lập các quyển kỷ yếu giới thiệu các cựu sinh viên thành đạt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,…

Hiện nay, trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về chất lượng đào tạo và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt ngay trên sân nhà, các trường này đã có những sự điều chỉnh thích hợp hơn về chất lượng giảng dạy, thái độ phục vụ học sinh và sinh viên. Ngày nay thông qua các hoạt động truyền thông các khách hàng tiềm năng (học sinh phổ thông và phụ huynh của họ) có nhiều cách để tiếp cận các thông tin về các trường đại học mà mình dự định học qua các sách hướng dẫn về đăng ký dự thi đại học, qua báo, đài, qua các trang web của trường và đặc biệt là qua các ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn qua điện thoại, qua các cựu sinh viên đã tham gia học tập tại trường. Các trường đại học ở Việt Nam đã sớm nhận ra vai trò vô cùng lớn của quá trình truyền thông phục vụ cho quá trình tuyển sinh. Các trường đại học đều có trang website, là công cụ truyền thông quan trọng của một trường đại học ra đối tượng công chúng trong và ngoài nước, thế nhưng rất nhiều website của các trường đại học Việt Nam lại có dung lượng thấp, nội dung đơn giản và ít cập nhật. Để cải thiện chất lượng các trang website các trường đã công bố nhiều thông tin mà khách hàng mục tiêu quan tâm như ba công khai, đăng chuẩn đầu ra của các ngành, chuyên ngành đào tạo, đăng danh sách các giảng viên của trường về học hàm, học vị, lĩnh vực nghiên cứu và công bố các công trình nghiên cứu…

Trước mỗi mùa tuyển sinh đại học, các trường đại học tư thục và công lập lại lập kế hoạch cho công tác tuyển sinh với nguồn ngân quỹ rất lớn. Các trường đại học đều ý thức được rằng nếu không tuyển sinh được sinh viên trong 3 năm thì các ngành học của trường phải đóng cửa, giải thể và vấn đề sát nhập các cơ sở giáo dục đại học vào với nhau, cổ phần hóa các trường đại học là điều sớm muộn sẽ xảy ra. Trước vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay các trường đã có các chiến lược về nâng cao chất lượng giảng dạy, cạnh tranh về chi phí đào tạo đang được xem xét đến.

Các trường đại học hiện nay đang sử dụng rất nhiều các công cụ để truyền thông như sử dụng các mạng xã hội, thành lập các hội cựu sinh viên, tổ chức các đợt tuyên truyền tại tận các trường THPT trong cả nước…ngày hội tư vấn tuyển

20 sinh cho học sinh và phụ huynh ngày càng diễn ra với các hình thức đa dạng như sinh viên được trải nghiệm học tập tại trường đó một ngày. Qua một ngày trải nghiệm học sinh phổ thông sẽ cảm nhận được môi trường học tập tại trường. Học sinh tăng thêm sự hiểu biết về cơ sở vật chất, gặp mặt các thầy cô giáo sẽ giảng dạy trong tương lai sẽ giúp các em thu thập thêm nhiều thông tin về trường, tránh được các lựa chọn sai lầm sau này.

Đi đầu trong việc thành lập hội cựu sinh viên là Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đây là nơi để các thế hệ cựu sinh viên của Trường chia sẻ các thành công của mình trong công việc, thành lập các quỹ giành học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn muốn vào học. Trong khi đó Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội lại có hình thức truyền thông bằng cách tổ chức thi đánh giá năng lực của học sinh phổ thông, đây là hình thức thi mới hoàn toàn độc lập với hình thức thi kết hợp giữa tốt nghiệp phổ thông và lấy kết quả xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhờ hình thức thi theo hình thức này mà thông qua các công cụ truyền thông như báo chí, truyền hình… học sinh phổ thông biết nhiều đến Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Kết luận

Qua các bài viết, công trình nghiên cứu trên, ta có thể nhận thấy tính tất yếu và áp lực ngày càng gay gắt của cạnh tranh trong giáo dục đại học Việt Nam, mà biểu hiện cụ thể chính là thực trạng khó khăn trong tuyển sinh của các trường đại học trong những năm gần đây. Từ đó đã chứng minh được sự cần thiết của việc phải chuyển đổi và chủ động vận dụng truyền thông vào trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh trong hoạt động của các trường đại học.

21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)