Yếu tố kinh tế, nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 67 - 68)

Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số đông trên thế giới, khoảng 96.5 triệu vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050, chính vì thế mà quy mô thị trường cũng tương đối lớn. Bên cạnh đó đặc điểm của dân số Việt Nam là dân số trẻ, lứa tuổi ở độ tuổi đi học chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chưa đáp ứng

57 được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

GDP đầu người ngày càng tăng, năm 2019 GDP đầu người mới chỉ là 3.416 USD, ước tính sẽ đạt 3.500 USD năm 2020 (IMF dự báo, 2020). Tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ hồi phục vào năm 2021. Khi thu nhập càng cao, người dân có xu hướng đầu tư cho giáo dục con cái ngày càng nhiều. Nhiều bậc phụ huynh và bản thân sinh viên Việt Nam nhận thức được rằng chỉ có giáo dục trình độ cao và được đào tạo trong một môi trường cạnh tranh quốc tế họ mới có thể bớt lo lắng trước thất nghiệp.

Nắm bắt được cơ hội và nhu cầu về giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng ở Việt Nam, Trường Đại học Phenikaa đã đẩy mạnh, đầu tư và cải thiện chất lượng, đào tạo theo quy chuẩn quốc tế nhằm thu hút học sinh đăng ký theo học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)