Giới thiệu chung về hoạt động tuyển sinh của Trường Đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 35 - 36)

50% thời gian học thực hành tại các phòng thí nghiệm được đầu tư thiết bị tiên tiến của Mỹ, Đức, Nhật, Hàn...(chi phí đầu tư trang thiết bị lên tới hàng trăm tỷ đồng) và thực tập trực tiếp tại các dự án đang triển khai hoặc được làm những công việc thực tế theo từng ngành chuyên môn trong các công ty thành viên của Tập đoàn Phenikaa và các doanh nghiệp đối tác.

2.2. Giới thiệu chung về hoạt động tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa Phenikaa

Trường Đại học Phenikaa đã lựa chọn cả kênh truyền thông trực tiếp và kênh truyền thông gián tiếp.

Kênh truyền thông trực tiếp bao gồm: tư vấn tuyển sinh trực tiếp của cán bộ, giảng viên tại các trường THPT trên địa bàn trong và ngoài tỉnh; tư vấn tuyển sinh của các em sinh viên đã và đang học tập tại Trường; tư vấn qua điện thoại và qua facebook cá nhân của các giảng viên và sinh viên.

Kênh truyền thông gián tiếp bao gồm: quảng cáo trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh; trên trang website của nhà trường và một số trang website tuyển sinh khác; qua trang facebook tuyển sinh của Trường, qua các thầy cô giáo phổ thông, tổ chức các sự kiện …

Trường cũng căn cứ vào dịch vụ đào tạo của mình và lựa chọn chiến lược đẩy. Khi sử dụng chiến lược này Trường Đại học Phenikaa sẽ chi tiền cho những trường THPT có nhiều học sinh vào học trong trường và trả tiền cho các trường này dựa trên số lượng hồ sơ tuyển sinh thu được là 50.000đ/1 hồ sơ để kích thích các trường THPT quảng cáo các sản phẩm đào tạo của trường cho các em học sinh THPT của các trường đó. Bên cạnh chiến lược đẩy Trường còn sử dụng cả

25 chiến lược kéo thông qua quảng cáo và tư vấn trực tiếp của các cán bộ, giảng viên và nhân viên trong toàn Trường. Trường lựa chọn công cụ quảng cáo và tuyên truyền là các công cụ chính để nâng cao việc hiểu biết về sản phẩm và chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường Đại học Phenikaa.

Sau khi đã lập kế hoạch việc thực hiện các kế hoạch truyền thông cụ thể như sau: từ tháng 11 đến tháng 1 ban hành đề án tuyển sinh riêng của Trường Đại học Phenikaa; từ tháng 12 đến tháng 1 trực tiếp tổ chức các sự kiện gắn liền với mục đích truyền thông tuyển sinh như đi đến các trường THPT mục tiêu để làm việc và tặng quà Ban Giám hiệu; tháng 3 phân công các giảng viên của Trường làm nhiệm vụ tư vấn tuyển sinh, thành lập bộ phận trực tuyển sinh, phụ trách trang facebook; làm các ấn phẩm tuyển sinh về các chuyên ngành đào tạo và phát cho tất cả các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên trong địa bàn trong và ngoài thành phố; tổ chức đi tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại các trường THPT, mời các trường THPT đến trải nghiệm tại Trường Đại học Phenikaa; song song với đó là làm các phóng sự đưa tin trên đài truyền hình trung ương VTV, liên hệ báo chí và các kênh mạng xã hội phổ biến.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 35 - 36)