Chi phí dự kiến dành cho hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 82 - 114)

Dự toán chi phí truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa trong năm 2020 là khoảng 14,925,000,000 VND. Cụ thể chia thành các hạng mục như sau:

Bảng 3. 1: Bảng chi phí dự kiến dành cho các hoạt động quảng bá nhận thức về Trường tới cộng đồng và đối tượng mục tiêu

Nội dung Chi phí dự kiến

(VND)

Tài trợ các phòng học STEM cho các trường THPT (10 trường, 100 triệu/trường) + Chi phí tổ chức sự kiện ký kết + Chi phí truyền thông cho sự kiện

1,500,000,000

Bảo trợ và đồng hành với Tạp chí Pi (Đưa toán học và tri

thức khoa học đến học sinh) 450,000,000 Quảng cáo trực quan tại các trường THPT (khoảng 15

triệu/trường) 450,000,000

Chiến dịch "Phenikaa cùng bạn vượt vũ môn

PA1: series truyền hình tương tác (06 số), sử dụng chất

liệu để dựng các clip ngắn chạy quảng cáo Digital 600,000,000 PA2: clips tip bí kíp mùa thi (06 clips, mỗi clip 90-120'') App Game "Đường đến Phenikaa" (kinh phí truyền thông

tính vào gói PR & Digital) 75,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT) 3,075,000,000

72

Bảng 3. 2: Bảng chi phí dự kiến dành cho các hoạt động trải nghiệm cho sinh viên tương lai

Nội dung Chi phí dự kiến

(VND)

Chương trình "Chắp cánh tương lai" dành cho học sinh

THPT trên địa bàn Quận Hà Đông 450,000,000

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp và tư vấn xét tuyển của Báo Tuổi trẻ (phí đăng ký, thiết kế và thi công gian triển lãm, trang thiết bị…)

500,000,000

Tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT (30 trường)

(Note: Xin đặt booth tư vấn ở sân trường để triển khai hoạt động tư vấn tại giờ ra chơi. Tư vấn tập trung cho khối 12; Tư vấn riêng từng lớp)

450,000,000

Phenikaa Campus Tour (dự kiến 10 chương trình; 2-3 trường phổ thông/chương trình; 300 học sinh/chương trình)

1,200,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT) 2,600,000,000

(Nguồn: Tính toán dự kiến của tác giả)

Bảng 3. 3: Bảng chi phí dự kiến dành cho các hoạt động cho sinh viên hiện tại

Nội dung Chi phí dự kiến

(VND)

Gặp mặt Chúc Tết cuối năm 100,000,000

Cuộc thi Phenikaa - My Life 100,000,000

Sự kiện "Cảm ơn cha mẹ" và "Một ngày cùng con" (Kết

hợp cùng lễ tốt nghiệp hoặc Ngày của mẹ 10/05) 500,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT) 700,000,000

73

Bảng 3. 4: Bảng chi phí chuẩn bị/hoàn thiện và triển khai các kênh và ấn phẩm truyền thông

Nội dung Chi phí dự kiến

(VND)

In ấn brochure, tờ thông tin giới thiệu Trường, flyer giới thiệu chương trình đào tạo, kẹp file, letterhead

450,000,000

Thiết kế và triển khai website mới

300,000,000

Chụp ảnh concept phục vụ tư liệu thiết kế các ấn phẩm 100,000,000

Quà tặng dùng cho tư vấn xét tuyển (10.000 suất) 500,000,000 Sản xuất video giới thiệu các ngành đào tạo (tạm tính cho

20 ngành đào tạo sẽ tuyển sinh 2020; 25 triệu/clip)

500,000,000 Sản xuất video truyền thông hoạt động chung của trường

và theo các chuyên đề

150,000,000

Chi phí ngoại giao mua cơ sở dữ liệu tuyển sinh 100,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT)

2,100,000,000

74

Bảng 3. 5: Bảng chi phí quảng cáo, bài PR

Nội dung Chi phí dự kiến

(VND)

Tuyến bài PR 800,000,000

PPL trên chương trình Café Sáng với VTV3 (26 số) 1,200,000,000 Quảng cáo digital (branding và thu leads) 3,000,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT) 5,000,000,000

(Nguồn: Tính toán dự kiến của tác giả)

Bảng 3. 6: Bảng chi phí mua phần mềm quản lý khách hàng và tập huấn sales

Nội dung Chi phí dự kiến

(VND)

Mua phần mềm quản lý khách hàng 100,000,000 Tập huấn sales và telesales 50,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT) 150,000,000

(Nguồn: Tính toán dự kiến của tác giả)

Bảng 3. 7: Bảng chi phí tổ chức chương trình dạ hội Chào Tân sinh viên

Nội dung Kinh phí dự kiến

(VND)

Dạ hội Chào Tân sinh viên 300,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT) 300,000,000

(Nguồn: Tính toán dự kiến của tác giả)

Bảng 3. 8: Bảng chi phí khác và dự phòng phát sinh

Nội dung Chi phí dự kiến

(VND)

Chi phí khác và dự phòng phát sinh 1,000,000,000

TỔNG CỘNG (chưa bao gồm VAT) 1,000,000,000

75

KẾT LUẬN

Hoạt động truyền thông của Trường Đại học Phenikaa phục vụ cho công tác tuyển sinh đã đóng góp những vai trò to lớn vào việc làm cho học sinh phổ thông các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các bậc phụ huynh trong và ngoài tỉnh hiểu, biết hơn về Trường, từ đó, đưa ra các quyết định nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh đại học vào Trường. Đây là hoạt động trọng tâm có vai trò ngày càng quan trọng của Trường đối với khách hàng tiền năng. Hoạt động này xứng đáng được Trường quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian tới.

Trong đề tài nghiên cứu này, sau khi tìm hiểu tổng quan về hoạt động này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về hoạt động truyền thông, đánh giá hoạt động này bằng cách thu thập thông tin liên quan từ nhóm công chúng mục tiêu. Kết quả nghiên cứu cho tác giả có một cái nhìn tổng quan và đa chiều về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhăm đẩy mạnh hoạt động này. Hy vọng, những kiến nghị này sẽ được Trường xem xét áp dụng.

Mặc dù những nỗ lực của tác giả, đề tài nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, do thời gian tiến hành có hạn cho lên tác giả chỉ phỏng vấn có 11 sinh viên, số lượng sinh viên phỏng vấn chưa nhiều. Thứ hai, tác giả không tiến hành phỏng vần học sinh phổ thông lớp 12 và các bậc phụ huynh học sinh để đánh giá về mức độ hiểu, biết của các em học sinh phổ thông lớp 12 về Trường Đại học Phenikaa do thời gian nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng vào đại học khác mọi năm rơi vào tháng 8 sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT và đại học. Thứ ba, do thời gian khảo sát gần thời gian sinh viên năm thứ nhất chuẩn bị nghỉ để nghỉ hè cho lên tác giả chỉ khảo sát đại diện mỗi ngành một số lớp theo phương pháp lấy mẫu phi xác xuất theo phương pháp thuận tiện. Thứ tư, tác giả không tiến hành khảo sát học sinh phổ thông lớp 12 đánh giá về hoạt động truyền thông của Trường Đại học Phenikaa. Do đối tượng nghiên cứu bị giới hạn, nên kết quả đánh giá về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh mà tác giả thu được trong luận văn này là chưa toàn diện mà chỉ mang tính chất tham khảo và thử nghiệm. Trong thời gian tới, tác giả sẽ có các đề tài nghiên cứu ở quy mô lớn và đầy đủ cả ba đối tượng cần phỏng vấn và khảo sát là học sinh phổ thông lớp 12, phụ huynh học sinh, sinh viên năm thứ nhất của Trường.

76 Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại Trường Đại học Phenikaa”, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động truyền thông trong thời gian tới. Nhưng đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân tác giả nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả mong nhận được nhiều sự đóng góp, bổ sung ý kiến từ thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng được vào hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường trong thời gian gần nhất.

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1] Phạm Thị Lan Anh, Giải pháp tăng cường tuyên truyền hỗ trợ thuế tới đối tượng nộp thuế tại Cục thuế Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2016

[2] Trương Thanh Bình, Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Luận văn thạc sỹ, Học viện Bưu chính viễn thông, 2013

[3] Nguyễn Tiến Dũng, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2018

[4] Nam Dương, IMF dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 vượt Singapore,

https://vietnamfinance.vn/imf-du-bao-gdp-viet-nam-nam-2020-vuot-singapore-

malaysia-20180504224244928.htm, ngày 14/10/2020, 2020

[5] Nguyễn Thị Hồng, Hoàn thiện hoạt động marketing tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (đến năm 2020), Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

[6] Lan Hương, Truyền thông trực tuyến và sự phát triển của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân Hà Nội, 2013

[7] Nguyễn Thị Linh, Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của trường đại học Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Thương Mại, 2018

[8] Bộ trưởng Nhạ, Đại dịch COVID-19 thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo

dục,https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-truong-nha-dai-dich-covid-19-thuc-

day-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-post210240.gd, ngày 20/6/2020, 2020

[9] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008 [10] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008 [11] Philip Kotler, Giáo trình Quản trị Marketing, dịch từ tiếng anh, người dịch Vũ Trọng Hùng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2011

78 [12] Philip Kotler, Giáo trình Marketing căn bản, dịch từ tiếng anh, người dịch Phan Thăng, Vũ Thị Phượng và Giang Văn Chiến, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2007

[13] Huỳnh Văn Thái, ‘Hoạt động truyền thông marketing trong giáo dục đại học hiện nay’, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 1/2015, tr. 231-236, 2016 [14] Phan Thị Phương Thảo, Truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, 2013

[15] Nhâm Phong Tuân và Đặng Thị Kim Thoa (2015), ‘Chiến lược phát triển của Trường Đại học ngoài công lập: Nghiên cứu trường hợp trường đại học Đông Á - Đà Nẵng’, Tạp chí khoa học Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 2 (41), tr. 91-102.

[16] Nguyễn Văn Thân và cộng sự (2015), Tìm hiểu các trường đại học & Những phương án tuyển sinh năm 2015, các trường khu vực phía bắc, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015

[17] Jrank Jefkins (2002), Phá vỡ bí ẩn PR, dịch từ tiếng anh, người dịch Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thi, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội, 2002

[18] Bộ Giáo dục và Đào tạo, ‘Số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2018 - 2019’, https://moet.gov.vn, ngày 28/04/2020, 2019

[19] Luật giáo dục, Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019, 2019 [20] Luật Quảng cáo, Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012, 2012

[21] Trường Đại học Phenikaa, Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy vào Trường Đại học Phenikaa năm 2019, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội, 2019

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

[22] Blythe, J., Essentials of Marketing Communication, Pearson Education, 2006

[23] E. Mark Hanson, ‘Educational Marketing and the Public Schools: Polices, Practices and Problems’, Educational Managerment Administrator & Leadership, California University, USA, 1991

[24] Hair, J.F., Black, WC., Babin B.J. and Anderson R.E. (2006), Multivariate Data Analysis, 7th (Seventh), Pearson Education, 2006

79 [25] Karen A. Berger and Harlan P. Wallingford, Journal of Marketing for Higher Education, Pearson Education, 2008

[26] Shimp, T., Andrews, C., Advertidsing promotion and other aspects of integrated marketing communications, Cengage Learning, Inc, Sounth Vestern, 2013

[27]Rachel Reuben, The Use Social Media Higher Education for Marketing and Communications: A Guide for Professionals in Higher Education, MBA Thesis, State University of New York at New Paltz, 2008

Tài liệu tham khảo từ website

1. Website Bộ GD & ĐT: www.moet.gov.vn

2. Website Trường Đại học Phenikaa: https://phenikaa-uni.edu.vn/

3. Website Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn

80

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ĐỐI VỚI CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

Thời gian 45 - 50 phút

I. Giới thiệu

1. Tên, nơi làm việc

2. Tên luận văn, mục đích phỏng vấn:

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với các cán bộ quản lý của Trường Đại học Phenikaa nhằm tìm hiểu thông tin về:

-Nhận thức của các cán bộ quản lý của Trường Đại học Phenikaa về vai trò của hoạt động truyền thông cho công tác tuyển sinh;

-Các công cụ truyền thông mà Trường đang sử dụng;

-Các yếu tố của quy trình truyền thông mà Trường đang sử dụng;

-Định hướng mục tiêu của nhà trường cho hoạt động này trong thời gian tới.

II. Nội dung phỏng vấn

1. Ông/ bà cho biết mức độ nhìn nhận của trường Đại học Phenikaa nói chung và bản thân ông/ bà trên cương vị công tác của mình nói riêng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông?

2. Xin ông/ bà cho biết trước mỗi mùa tuyển sinh, trường ta có lập kế hoạch cho hoạt động truyền thông hay không?, Nếu có thì ai lập, quá trình lập kế hoạch như thế nào? Những lưc lượng tham gia vào quá trình triển khai thực hiện kế hoạch của hoạt động truyền thông?

3. Xin ông/bà cho biết các công cụ truyền thông mà Trường đang sử dụng hiện nay? Trường đang phối hợp các công cụ truyền thông như thế nào?

4. Theo ông/ bà, đâu là những ưu điểm và hạn chế của trường Đại học Phenikaa cần được lưu ý trong hoạt động truyền thông tuyển sinh để tăng tính thuyết phục với người học?

5. Xin ông/ bà cho biết về mục tiêu trong tuyển sinh và trong truyền thông của trường trong thời gian tới?

6. Xin Ông/ bà cho biết đánh giá về nguồn lực và khả năng thực hiện hoạt động truyền thông của trường?

81 PHỤ LỤC 2

BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ĐỐI VỚI CÁC SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

Thời gian 30 - 45 phút

I. Giới thiệu

1. Tên, nơi làm việc

2. Tên, mục đích luận văn nghiên cứu: Điều tra nhận thức của sinh viên về hoạt động truyền thông cho công tác tuyển sinh của Trường

II. Nội dung phỏng vấn

1. Anh/chị hiểu biết về Trường Đại học Phenikaa như thế nào khi anh/chị nộp hồ sơ dự thi đại học?

2. Anh/chị xem xét những khía cạnh nào của một trường đại học trước khi đăng ký dự thi hoặc hoặc nộp hồ sơ vào trường đó?

3. Xin anh/chị cho biết, khi còn là học sinh phổ thông trung học, anh/chị biết về Trường Đại học Phenikaa thông qua những nguồn thông tin nào?

4. Anh/chị dựa vào các nhóm tham khảo nào khi chọn Trường Đại học Phenikaa để nộp hồ sơ?

5. Xin anh/chị cho biết, khi còn là học sinh lớp 12, quyết định đăng ký dự thi đại học, hoặc nộp hồ sơ vào Trường Đại học Phenikaa của anh/chị chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

6. Anh/chị đánh giá thế nào về hoạt động truyền thông của Trường Đại học Phenikaa khi bạn còn là sinh viên phổ thông trung học? Những mặt nào của hoạt động này theo bạn là ổn và mặt nào là chưa ổn?

82 PHỤ LỤC 3

PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN

VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

Xin chào.

Tôi là Nguyễn Lê Anh đang học lớp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa. Thông tin mà anh/chị cung cấp rất hữu ích cho nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được sự giúp đỡ và cung cấp thông tin của các anh/chị thông qua việc trả lời những câu hỏi trong phiếu điều tra. Tôi xin đảm bảo, các câu trả lời và thông tin của anh/chị chỉ sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần I: Mức độ quan tâm và hiểu biết về trường đại học PHENIKAA

Câu 1: Khi đăng ký nộp hồ sơ dự thi đại học, hoặc nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào Trường Đại học Phenikaa, anh/chị hiểu biết về trường như thế nào? Xin anh/chị hay khoanh tròn vào ô dưới đây:

Không biết đến 2 3 4 Biết rất rõ

Câu 2: Anh/chị biết đến Trường Đại học Phenikaa qua kênh thông tin nào? (Anh/chị có thể chọn nhiều đáp án)

□ Thông tin trên mạng Internet (ngoài Website của trường) □ Website của trường

□ Phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí…) □ Báo chí (ngoài báo chí trên mạng internet)

□ Cuốn “những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng, đại học”

□ Bạn bè, người thân đã hoặc đang làm việc tại Trường Đại học Phenikaa □ Bạn bè, người thân đã từng học tập tại Trường Đại học Phenikaa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 82 - 114)