Phân tích hiệu quả truyền thông từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 47 - 67)

Do đặc thù của mục tiêu và đối tượng công chúng của hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh, trong nghiên cứu này, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu định lượng, với phương pháp cụ thể là khảo sát nhằm có được những kết quả phục vụ cho việc đánh giá hoàn thiện hơn về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa. Tuy nhiên, đây là cuộc nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh được thực hiện lần đầu tiên của Trường Đại học Phenikaa, do vậy, việc xây dựng công cụ đo lường (bảng hỏi) phục vụ cho việc khảo sát là điều rất quan trọng. Để xây dựng bảng hỏi, tác giả đã sử dụng các thông tin thu thập từ giai đoạn nghiên cứu định tính, sử dụng các thang đo. Nội dung các bước nghiên cứu cụ thể được trình bày trong phần sau.

2.4.2.1. Thiết kế bảng hỏi

Như đã trình bày, kết quả nghiên cứu định tính đã cho phép tác giả xây dựng được thang đo và thiết kế được bảng hỏi phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là khảo sát.

Trước khi phát bảng hỏi phục vụ giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả đã phát bảng đã được thiết kế cho 10 sinh viên năm thứ nhất Đại học (thuộc đối tượng nghiên cứu) đề họ điền thử và mục tiêu kiểm tra chất lượng bảng hỏi và hiệu chỉnh nếu cần thiết. Trong khi các sinh viên này điền bảng hỏi, tác giả đã quan sát để phát hiện những ý hỏi khiến người điền không hiểu hoặc lưỡng lự khi điền bảng hỏi. Những ý hỏi này đã được xem xét về mặt ngôn từ và điều chỉnh lại cho phù hợp, Cuối cùng, tác giả đã có được bảng hỏi phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu chính thức bằng phương pháp khảo sát (Chi tiết xem thêm phụ lục 3, tr.90-93).

2.4.2.2. Thu thập dữ liệu và mô tả nghiên cứu

Bảng hỏi đã được xây dựng và được tác giả trực tiếp đi phát cho một số lớp sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất từ ngày 4/7 đến ngày 10/7 năm 2019.

37

GIAI ĐOẠN 1 GIÁ TRỊ HÓA DỮ LIỆU (Trên phần mềm Excel và SPPP 22

GIAI ĐOẠN 2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

KỸ THUẬT SỬ DỤNG

-Phân tích thống kế mô tả

-Phân tích nhân tố sơ bộ (trên SPSS 22)

Phương pháp quản trị bảng hỏi là người được hỏi tự điền bảng hỏi “self– administration”. Theo phương pháp này, tác giả đến từng lớp học (vào giờ nghỉ dưới sự cho phép của phụ trách môn dạy). Các sinh viên được phát bảng hỏi tự điền vào bảng hỏi. Sau đó, tác giả thu lại bảng hỏi. Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn cho nên tác giả đã không thể lấy mẫu nghiên cứu là tất cả các em sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất đang học tập tại Trường. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu của tác giả là phương pháp phi sác xuất, cụ thể là lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Theo phương pháp này, cỡ mẫu được tính dựa vào số lượng biến đưa vào phép phân tích nhân tố sơ bộ, cỡ mẫu tối thiểu là gấp 3 lần số lượng biến đưa vào phép phân tích (Hair và cộng sự, 2011).

Theo đó, tác giả có 20 items có thể được sử dụng để phân tích nhân tố, do đó số lượng mẫu tối thiểu cần có là 60 (3x20) cho một nhóm phân tích.

Tình hình thu phát bảng hỏi được tổng hợp trong bảng 2.6

Bảng 2. 6:Tình hình thu phát bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng Bảng hỏi phát ra Bảng hỏi thu về Bảng trả lời hợp lệ

Số lượng Số lượng % Số lượng % (trên bảng hỏi thu về)

250 230 92 201 87

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

2.4.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu được từ nghiên cứu định lượng chính thức tác giả xử lý theo một quá trình gồm 2 giai đoạn như trình này trong hình 2.4.

Hình 2. 4: Các giai đoạn xử lý dữ liệu nghiên cứu

38

Giai đoạn 1: Giá trị hóa dữ liệu

Việc giá trị hóa dữ liệu nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau: Kiểm tra sự chính xác của dữ liệu:

+ Kiểm tra sơ bộ dữ liệu nhập trên phần mềm excel; + Kiểm tra tổng giá trị của các biến có trong nghiên cứu

+ Xử lý các giá trị khuyết (missing): phương pháp xử lý minssing là MCAR (missing complete at random). Đây là phương pháp xử lý các giá trị khuyết được sử dụng khi các giá trị khuyết hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên.

Mã hóa lại dữ liệu: Đối với những items được thiết kế theo nghĩa “tiêu cực” X5_5 và X5_6.

Kiểm tra chất lượng items: để kiểm tra chất lượng các items trong nghiên cứu, tác giả sử dụng 2 kỹ thuật sau:

+ Phân tích thống kế mô tả sơ bộ

+ Kiểm định phân phối chuẩn: Kiểm tra phân phối chuẩn của các biến được tiến hành thông quan phương pháp “One-Sample Kolmogorov Test”. Hệ số đo độ nhọn Kurtosis (đo mức độ phẳng của phân phối tần suất) và độ nghiêng Skewness (đo mức độ đối xứng của phân phối tần suất) của dữ liệu được xem xét kỹ lưỡng. Tất cả những biến (items) có độ nhọn và độ nghiêng vượt quá tiêu chuẩn đều bị loại mà ta biết, độ nghiêng và độ nhọn của dữ liệu phải có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 3.

Giai đoạn 2: Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Đề phân tích dữ liệu nghiên cứu, tùy vào bản chất của từng biến và mục tiêu khai thác, tác giả sẽ sử dụng 3 kỹ thuật sau:

Đối với những biến thuộc câu hỏi có bản chất là những biến định danh (dùng thang đo định danh) tác giả sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê mô tả đề phân tích. Đại lượng mà tác giả quan tâm chính là trong phân tích thống kê mô tả các biến này là tần suất xuất hiện (frequency). Đối với những biến sử dụng thang đo khoảng cách

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích chính là tìm hiểu, đánh giá về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa. Chính vì vậy, trong bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu, tác

39 Kiểm định giả thiết trung bình trên SPSS 22

Phân tích nhân tố sơ bộ trên SPSS 22

giả đã sử dụng khá nhiều các biến sử dụng thang đo thái độ, đặc biệt là thang đo khoảng cách, cụ thể là thang đo Likert.

Với những nhóm biến này, đề phân tích dữ liệu, tác giả sẽ sử dụng đồng thời 3 kỹ thuật phân tích cho từng nhóm biến, theo quy trình sau đây:

Hình 2. 5: Quy trình phân tích các nhóm biến sử dụng thang đo khoảng cách

(Nguồn: Nguyễn Tiến Dũng, 2017)

Phân tích nhân tố sơ bộ

Phân tích nhân tố sơ bộ (exploratory factor analysis) được thực hiện với mục đích giảm thiểu những items xấu về mặt thống kế và xác định những khía cạnh mà những items liên quan đến một khái niệm phản ánh. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật phân tích nhân tố sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phân tích nhân tố chính (principal component analysis).

Đầu tiên, việc kiểm tra hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và kiểm định Barlett được tiến hành nhằm kiểm tra xem dữ liệu có cho phép các biến phân tích về các nhóm nhân tố không (tức là tạo thành các tổng thể đồng nhất mang một ý nghĩa nào đó). Trong nghiên cứu này, điều kiện đặt ra với hệ số KMO là lớn hơn 0,7 và ngưỡng tin cậy chấp nhận với kiểm định Barlett là 0,05 (Evard & al, 2007).

Tiếp đó, tác giả tiến hành phân tích độ phản ánh của các biên khái niệm “chất lượng đào tạo” bằng các phân tích “comunities analysis”. Toàn bộ những biến (items) có community thấp (nhỏ hơn 0,5) sẽ bị loại bỏ (Hair và cộng sự,2006).

Để xác định các trục nhân tố, tác giả chọn phương pháp quay Varimax với nguyên tắc Kaiser (Eigen values lớn hơn 1). Để xác định các nhân tố được giữ lại, tác giả sử dụng tiêu chuẩn mà theo Hair và cộng sự (2006) đưa ra là giá trị phương sai giải thích của các nhân tố phải lớn hơn 60%. Hệ số tương quan giữa các biến và nhân tố (được gọi là loadings) cũng được xem xét. Hệ số này càng

40 lớn, thì các items phản ánh nội dung của nhân tố các chặt chẽ. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ loại bỏ đi các items có hệ số loadings thấp hơn 0,5. Các items thuộc 2 nhân tố, có hệ số tương quan chéo (cross - loading) lớn hơn 0,4 cũng bị loại (Hair và cộng sự, 2006).

Trong giai đoạn phân tích nhân tố sơ bộ này, độ tin cậy giữa các trục nhân tố được xác định bằng số alpha Cronbach. Đây là chỉ số cho phép đo lường độ tin cậy của các items trong việc phản ảnh một hiện tượng nào đó. Chỉ tiêu này được dùng phổ biến nhất để đo lường sự liên kết nội bộ của các items trong một thang đo. Hệ số alpha Cronbach có thể dao động từ 0 (không có sự tin cậy) đến 1 (độ tin cậy tuyệt đối). Trong một nghiên cứu định lượng sơ bộ, theo Hair và cộng sự (2006), hệ số alpha Crombach cần đạt được ngưỡng tối thiểu là 0,6.

Muốn đo lường chính xác được các khái niệm trong nghiên cứu, việc cần thiết chúng tôi phải tiên hành là giá trị hóa thang đo. Phương pháp luận mà các nhà nghiên cứu thường lựa chọn là trường phái phương pháp luận Chuchill (1979). Theo trường pháp này, việc lọc đi những biến đo lường (items) xấu bằng phân tích nhân tố sơ bộ là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do mục tiêu nghiên cứu của tác giả chỉ dừng ở nghiên cứu mang tính chất thăm dò và nghiên cứu không trải qua giai đoạn pre-test, do vậy, tác giả sẽ không tiến hành phân tích nhân tố khẳng định để giá trị hóa thang đo. Ngược lại, để phân tích đánh giá của sinh viên về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa khi các em còn là học sinh lớp 12, tác giả sẽ tiến hành kiểm định giả thiết trung bình trên phần mềm SPSS.

Sau khi chạy phần mềm SPSS 22 từ 20 biến phân tích của câu hỏi 2 tác giả rút ra được 7 nhân tố sau:

Nhân tố thứ nhất bao gồm có 6 biến quan sát sau: Tác giả đặt tên cho nhân tố thứ nhất là “quan tâm đến chất lượng đào tạo và chuyên ngành”

Quan tâm ngành hoặc chuyên ngành Quan tâm đến cơ hội sau khi ra trường Quan tâm đến hoạt động ngoại khóa Quan tâm đến chất lượng đào tạo Quan tâm đến điểm tuyển sinh Quan tâm đến uy tín của trường

41 Nhân tố thứ hai bao gồm 3 biến quan sát sau: Tác giả đặt tên cho nhân tố thứ hai là “quan tâm đến tính chất của trường và sự năng động của sinh viên”

Quan tâm đến tính chất của trường công lập trực thuộc tỉnh Quan tâm đến đặc thù của trường công lập

Quan tâm đến sự năng động của sinh viên của trường

Nhân tố thứ ba bao gồm 4 biến quan sát sau: Tác giả đặt tên cho nhân tố thứ ba là “quan tâm đến cơ sở vật chất của trường và môi trường học tập”

Quan tâm đến trang thiết bị học tập và thực hành Quan tâm đến cơ sở vật chất

Quan tâm đến học phí

Quan tâm đến môi trường học tập tại trường

Nhân tố thứ tư bao gồm 2 biến quan sát sau: Tác giả đặt tên cho nhân tố thứ tư là “quan tâm khả năng ra trường”

Quan tâm đến khả năng ra trường cao

Quan tâm đến hình thức thi kết thúc học phần

Nhân tố thứ năm bao gồm 2 biến quan sát sau: Tác giả đặt tên cho nhân tố thứ năm là “quan tâm các yếu tố khác”

Quan tâm đến học phí

Quan tâm đến các yếu tố khác

Nhân tố thứ sáu bao gồm 2 biến quan sát sau: Tác giả đặt tên cho nhân tố thứ sáu là “quan tâm đội ngũ và chương trình đào tạo”

Quan tâm đến chương trình đào tạo Quan tâm đến đội ngũ giảng viên

Nhân tố thứ bảy bao gồm 1 biến quan sát sau: Tác giả đặt tên cho nhân tố thứ bảy là “quan tâm đến vị trí của Trường”

Kiểm định giả thiết trung bình

Để phân tích đánh giá của sinh viên về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa khi các em còn là học sinh lớp 12, tác giả sẽ tiến hành kiểm định giả thiết trung bình trên phần mềm SPSS 22.

42 Đối với các biến sử dụng thang đo khoảng cách, tác giả dùng toàn bộ thang đo 5 nấc (Likert 5 nấc). Vì vậy, trong quá trình mã hóa tác giả sử dụng các số nguyên dương từ 1 đến 5 để mã hóa dữ liệu.

Chính vì vậy, để có thể phân tích được sự đánh giá của sinh viên về hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa khi các em còn là học sinh lớp 12, tác giả sẽ so sánh trung bình của một mẫu (One sample T-test). Trong phương pháp này, tác giả sẽ so sánh trung bình của một mẫu theo biến nghiên cứu với giá trị kiểm định (test value) là 3 (câu trả lời mang tính trung tính, lưỡng lự.

2.4.2.4. Kết quả nghiên cứu

Mức độ hiểu biết của học sinh phổ thông về Trường Đại học Phenikaa

Trước khi phân tích mức độ hiểu biết về Trường tác giả xin được phân tích cơ cấu mẫu được phân bổ như sau:

Bảng 2. 7: Phân bổ theo nguyện vọng của sinh viên khi vào trường X7_2 Nguyện vọng của sinh viên khi vào trường

Tần suất Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) Valid Nguyện vọng 1 158 78.6 78.6 78.6 Nguyện vọng 2 43 21.4 21.4 100.0 Tổng 201 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Qua bảng 2.7 ta thấy đa phần các em vào Trường đều là sinh viên nguyện vọng 1 (chiếm tỷ lệ 78,6%) điều này thể hiện các em tin tưởng vào các thông tin tuyển sinh mà nhà trường đã cam kết đưa ra và chọn Trường đại học Phenikaa là nơi học tập và nghiên cứu. Trong số các em khảo sát có 43 em nguyện vọng 2 (chiếm tỷ lệ 21,4%) tỷ lệ này chỉ bằng ¼ số lượng các em nguyện vọng 1, như vậy kết quả cho thấy Trường Đại học Phenikaa cần xem xét lại nội dung của các thông điệp truyền thông, các công cụ của hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh.

43

Bảng 2. 8:Phân bổ theo nơi thường trú của sinh viên trước khi vào trường X7_3 Nơi thường trú của sinh viên

Tần suất Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) Valid Hà Nội 187 93.0 93.0 93.0 Các tỉnh khác 14 7.0 7.0 100.0 Tổng 201 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận văn, 2019) Qua bảng 2.8, đa phần các em vào Trường đều là người Hà Nội (chiếm tỷ lệ 93%) điều này thể hiện các bậc phụ huynh rất tin tưởng chọn Trường đại học Phenikaa là nơi học tập và nghiên cứu của con em họ. Chỉ có 7% là học sinh ngoài tỉnh học tập tại Trường. Tuy chỉ là tỷ lệ khiêm tốn nhưng nó đã thể hiện được tầm ảnh hưởng của các hoạt động truyền thông đang diễn ra ở ngoài phạm vi thành phố.

Ngoài ra kết quả khảo sát còn cho ta kết quả phân tích theo ngành học và theo học lực của học sinh phổ thông.

Bảng 2. 9: X1 Mức độ hiểu biết về Trường Đại học Phenikaa Tần suất Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%)

Valid Hoàn toàn không biết 26 12.9 12.9 12.9

Không biết 37 18.4 18.4 31.3

Biết 65 32.3 32.3 63.7

Biết rất rõ 73 36.3 36.3 100.0

Tổng 201 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận văn, 2019) Kết quả phân tích thống kê đối với biến X1 trong dữ liệu nghiên cứu (tương ứng với câu hỏi 1 trong bảng hỏi) cho thấy trong số 201 sinh viên có 63/201 em sinh viên hoàn toàn không biết là 12,9% và không biết về Trường là 18, 4%. Tỷ lệ sinh viên biết là 32,3% và biết rất rõ về Trường là 36,3%. Thông qua bảng này ta thấy tổng tỷ lệ sinh viên biết và biết rất rõ là 68,7%,là một tỷ lệ không cao. Trong khi đó tổng tỷ lệ sinh viên hoàn toàn không biết và không biết là 31,3%.

44 Như vậy, gần 1/3 số sinh viên vào Trường mà không biết gì về Trường Đại học Phenikaa thấy có tên Trường thì đăng ký nộp hồ sơ đăng ký dự thi không biết gì về thông tin của Trường. Như vậy, luận văn rút ra kết luận là hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 47 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)