Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 69 - 71)

Đối thủ cạnh tranh chính của Trường là các trường đại học công lập, ngoài công lập và các trường cao đẳng. So với các trường đại học trong nước hiện nay, Trường Đại học Phenikaa gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh vì các ngành khá giống nhau, chiến dịch truyền thông, quảng bá của các trường lại rầm rộ khiến thí sinh bị thu hút.

Các trường đại học hiện nay đang sử dụng rất nhiều các công cụ để truyền thông như sử dụng các mạng xã hội, thành lập các hội cựu sinh viên, tổ chức các đợt tuyên truyền tại tận các trường THPT trong cả nước…ngày hội tư vấn tuyển sinh cho học sinh và phụ huynh ngày càng diễn ra với các hình thức đa dạng như sinh viên được trải nghiệm học tập tại trường đó một ngày. Qua một ngày trải nghiệm học sinh phổ thông sẽ cảm nhận được môi trường học tập tại trường. Học sinh tăng thêm sự hiểu biết về cơ sở vật chất, gặp mặt các thầy cô giáo sẽ giảng dạy trong tương lai sẽ giúp các em thu thập thêm nhiều thông tin về trường, tránh được các lựa chọn sai lầm sau này.

Đi đầu trong việc thành lập hội cựu sinh viên là Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đây là nơi để các thế hệ cựu sinh viên của Trường chia sẻ các thành công của mình trong công việc, thành lập các quỹ giành học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn muốn vào học. Trong khi đó Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội lại có hình thức truyền thông bằng cách tổ chức thi đánh giá năng lực của học sinh phổ thông, đây là hình thức thi mới hoàn toàn độc lập với hình thức thi kết hợp giữa tốt nghiệp phổ thông và lấy kết quả xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhờ hình thức thi theo hình thức này mà thông qua các công cụ truyền thông như báo chí, truyền hình… học sinh phổ thông biết nhiều đến Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

59 Về giảng viên, yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục đại học lại không phải là điểm mạnh của Trường Đại học Phenikaa. Hiện nay, cơ cấu giảng viên của trường đa phần là giảng viên hợp đồng dài hạn từ các trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Kinh tế Quốc dân,…

Đối thủ tiềm ẩn:

Các trường giáo dục nước ngoài đã chính thức đầu tư vào Việt Nam. Với lợi thế về danh tiếng, kinh nghiệm và đặc biệt là tiềm lực tài chính, các trường đào tạo nước ngoài sẽ là đối thủ cạnh tranh không nhỏ của các trường trong nước.

Các trường đại học, cao đẳng địa phương được nâng cấp và mở rộng thêm cả về quy mô cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng học lẫn mở thêm các ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên kết hợp tác quốc tế trong đào tạo phần nào cũng nâng cao vị thế và khẳng định vị trí của các trường, gây sức ép tới Trường Đại học Phenikaa.

Các nhóm áp lực

Hiện tại, giáo dục đại học là vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm, đặc biệt là vấn đề chất lượng. Các báo, đài cũng thường đưa tin phản ánh chất lượng giáo dục, phương pháp giảng dạy, việc làm,... Ngoài ra, học sinh rất quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề và thương hiệu của các cơ sở giáo dục đào tạo. Trường nào, ngành nào dễ tìm việc nhất thì sẽ thu hút nhiều thí sinh nhất. Do đó, các cơ sở giáo dục đào tạo phải chọn ngành nghề đào tạo đúng nhu cầu xã hội, phải xây dựng chương trình đào tạo thiết thực với yêu cầu của nhà tuyển dụng và phải đảm bảo chất lượng đào tạo thì mới có thể thu hút người học. Điều này đã tạo áp lực lớn cho các cơ sở giáo dục đào tạo.

Rào cản xâm nhập ngành

Việc chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các loại hình Trường Đại học, Cao đẳng, ngày càng phát triển rộng, đây là nguy cơ làm giảm rào cản xâm nhập ngành, tăng áp lực cạnh tranh cho các trường đại học, cao đẳng. Nhiều dịch vụ sử dụng công nghệ mới cũng đã được các đơn vị sử dụng làm phương tiện cạnh tranh như: Học Đại học từ xa, học đại học online, băng đĩa tự học, thư viện điện tử, tài liệu điện tử, tư vấn qua mạng,... Các dịch vụ thay thế sẽ trở thành áp lực lớn đến hoạt động của trường.

60

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác truyền thông hỗ trợ tuyển sinh tại trường đại học phenikaa (Trang 69 - 71)