CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠONGUỒN NHÂN LỰC
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOẠN THIỆN CÔNG
3.2.4. Hoàn thiện việc lựa chọn phương pháp đào tạo
Mỗi phương pháp đào tạo đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, vậy nên Công ty cần áp dụng sao cho thật linh hoạt. Sử dụng phương pháp đào tạo không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây nên sự nhàm chán với học viên, dẫn đến hiệu quả công tác đào tạo không cao. Để áp dụng các phương pháp đào tạo tốt hơn, cần căn cứ vào đối tượng và nội dung đào tạo để lựa chọn cho hợp lý:
- Với đối tượng cán bộ quản lý: tăng cường đào tạo theo hình thức thảo luận, hội nghị, hội thảo với quy mô phù hợp. Công ty nên chọn những lĩnh vực công việc thực hiện chưa hiệu quả để làm chủ để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, tìm ra khuyết điểm và hướng khắc phục. Hội thảo cần sử dụng các phương tiện thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy chiếu, thiết bị âm thanh… Phương pháp nếu áp dụng thường xuyên và luân phiên trong Công ty có thể đem lại hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó cần mở rộng phạm vi hội thảo cho cán bộ quản lý tham gia các cuộc hội thảo ngoài Công ty như: Hội thảo giữa các
Công ty cùng khối ngành. Ví dụ: trao đổi thêm về phương pháp đào tạo, trả lương khoa học cho khối công nhân.
- Với đối tượng nhân viên văn phòng và kỹ sư: tăng cường đào tạo theo hình thức trò chơi quản trị và xử lý tình huống. Đặc biệt, hình thức trò chơi quản trị rất hiệu quả trong việc phát hiện những nhân viên tiềm năng để chọn lọc bồi dưỡng lớp cán bộ quản lý kế cận.
- Với đối tượng công nhân lao động trực tiếp: tăng cường đào tạo theo hình thức xử lý tình huống. Trong các buổi học, giảng viên có thể đưa ra một số tình huống cụ thể xảy ra trong thực tế (sự cố máy móc, tai nạn lao động…) để học viên cùng thảo luận, cùng đưa ra phương pháp xử lý linh hoạt và chủ động.
- Ngoài ra, nên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, điều này đem lại hiệu quả rất cao. Bằng cách: Công ty hướng dẫn, cung cấp cho học viên những chương trình học tập có thể cập nhật được lượng thông tin lớn mà lại tiết kiệm được cả thời gian và chi phí đi lại.
Cụ thể, các phương pháp đào tạo đề xuất đối với các năng lực cần đào tạo nhân viên công ty được tổng hợp tại bảng 3.7
Bảng 3.7. Phương pháp đào tạo đề xuất thực hiện với cán bộ nhân viên công ty
Đối tượng Nhóm năng lực và năng lực Phương pháp đề nghị
Cán bộ quản lý
Năng lực phát triển chiến lược
Hoạch định Hội thảo
Ngiên cứu tình huống Trò chơi quản trị Quyết đoán
Tổ chức
Năng lực làm việc với người khác
Đàm phán Ngiên cứu tình huống
Đối tượng Nhóm năng lực và năng lực Phương pháp đề nghị
hành vi
Quản lý xung đột Hội thảo
Năng lực làm việc chuyên môn
Ra quyết định Hội thảo
Ngiên cứu tình huống Giải quyết vấn đề
Quản trị sự thay đổi Luân chuyển công việc Năng động sáng tạo Năng lực cá nhân Chủ động Hội thảo Cầu tiến Nhân viên văn phòng
Năng lực làm việc với người khác
Hợp tác Hội thảo
Ngiên cứu tình huống Làm việc nhóm
Năng lực làm việc chuyên môn
Lập kế hoạch Lớp cạnh doanh nghiệp
Năng động, sáng tạo Hội thảo
Kiến thức tiêu biểu
Luật lao động Lớp cạnh doanh nghiệp
Năng lực cá nhân
Chủ động Trò chơi quản trị
Ngiên cứu tình huống Cầu tiến
Kỹ sư
Năng lực phát triển chiến lược
Tổ chức Trò chơi quản trị
Năng lực làm việc với người khác Giao tiếp
Hội thảo Hợp tác
Làm việc nhóm Nghiên cứu tình huống
Đối tượng Nhóm năng lực và năng lực Phương pháp đề nghị
Năng lực làm việc chuyên môn
Lập kế hoạch Lớp cạnh doanh nghiệp
Giải quyết vấn đề Nghiên cứu tình huống
Năng động, sáng tạo Hội thảo
Năng lực cá nhân
Chủ động Trò chơi quản trị
Nghiên cứu tình huống Cầu tiến
Công nhân trực tiếp sản xuất
Năng lực phát triển chiến lược
Tổ chức Hội thảo
Năng lực làm việc với người khác Tiếp thu
Nghiên cứu tình huống Đóng vai
Hợp tác
Làm việc nhóm
Năng lực làm việc chuyên môn
Quản lý công nghệ Lớp cạnh doanh nghiệp Năng động, sáng tạo Nghiên cứu tình huống Kiến thức tiêu biểu
Kiến thức chung phục vụ công việc của tổ/đội
Lớp cạnh doanh nghiệp Kiến thức chuyên biệt cho công việc
hiện tại
Hướng dẫn kèm cặp Nghiên cứu tình huống Năng lực cá nhân
Chủ động Hội thảo
Cầu tiến