CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠONGUỒN NHÂN LỰC
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOẠN THIỆN CÔNG
3.2.6. Xây dựng kế hoạch nguồn kinh phí cho công tác đào tạo
Hiện nay kinh phí đào tạo của Công ty chủ yếu trích từ quỹ đầu tư và phát triển trích từ lợi nhuận sau thuế, quy mô quỹ còn nhỏ nên tổng chi phí đào tạo còn hạn chế. Công ty nên huy động tối đa nguồn tài chính để thành lập nên một quỹ đào tạo phát triển riêng cho Công ty, bởi đào tạo phát triển là một công tác quan trọng, phải được đào tạo theo chiều sâu và liên tục. Công ty có thể huy động thêm nguồn tài chính này từ trích quỹ đào tạo tính trong chi phí sản xuất từng năm, các dự án đào tạo và đầu tư nước ngoài.
Chi phí dành cho đào tạo là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ đến hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty. Vì vậy, để có thể sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo. Công ty cần phải:
- Xác định được các khoản chi phí dành cho đào tạo một cách đầy đủ, để thực hiện sẽ không bị rơi vào tình trạng vượt chi hoặc thiếu chi. Công ty cũng cần công khai các khoản chi phí cho đào tạo hàng năm.
- Chi phí đào tạo phải căn cứ vào mục tiêu lâu dài đề ra để có thể tính toán chính xác nhất kinh phí đào tạo cho từng năm và trong giai đoạn cụ thể.
- Để có được nguồn kinh phí đào tạo ổn định và thực hiện được các hoạt động đào tạo đúng kế hoạch thì Công ty cần phải lập một quỹ riêng dành cho công tác đào tạo. Bởi đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên là liên tục, công tác này có được thực hiện tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới hiệu quả.
- Công ty nên có chính sách trích một phần nhỏ trong quỹ ngân sách đào tạo để học viên có thành tích xuất sắc trong khóa học, nhằm nâng cao tinh thần học tập của học viên, để khóa đào tạo có hiệu quả nhất.
Việc hạch toán chi phí phải rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng để còn làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt kinh tế, đặc biệt cũng nên thông tin cho học viên biết về mức chi phí đào tạo bỏ ra cho họ để họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc học.