7. Bố cục đề tài
1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo hay công tác giảm nghèo chính là làm cho các bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo
lên một mức sống cao hơn. Mặt khác, giảm nghèo là tình trạng có ít điều kiện
sống mọi mặt của mỗi người. Trên thực tế giảm nghèo là tăng các điều kiện sống cơ bản.
Nói đến giảm nghèo ta có thể hiểu trong đó đã bao hàm luôn xoá đói và cũng giống như khái niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối bởi vì nghèo có thể tái sinh, hoặc khi khái niệm nghèo và chuẩn nghèo thay đổi. Do đó việc đánh giá mức độ giảm nghèo phải được đánh giá trong một thời gian không gian nhất định. Giảm nghèo là một phạm trù mang tính lịch sử, do đó chỉ từng bước giảm nghèo, chứ không thể xoá sạch được nghèo.
Trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có một quan hệ biện chứng. Tăng trưởng kinh tế, điều kiện vật chất để giảm nghèo. Ngược lại giảm nghèo là nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững. Tuy nhiên trong mối quan hệ này thì giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc vào yếu tố tăng tưởng kinh tế.
Trong nền kinh tế, nếu tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận… thì giảm nghèo lại chịu tác dộng của quy luật phân hoá giàu nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội…
Trong quá trình vận động thì các yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo theo nhiều hướng, có khi trái ngược nhau. Do vậy, để đảm bảo được tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đòi hỏi Nhà nước có sự can thiệp sao cho sự tác động của các quy luật có hướng đồng thuận. Đây là vấn đề không hề đơn giản và không phải quốc gia nào cũng có thể làm được trong quá trình phát triển.