Nghĩa vai trò công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 28 - 33)

7. Bố cục đề tài

1.1.3. nghĩa vai trò công tác giảm nghèo

Đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe doạ đến sự sống còn, ổn định và phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một chỉnh thể thống nhất và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chỉnh thể thống

nhất ấy. Toàn cầu hoá đã trở thành cầu nối liên kết các quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát triển của một số quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác.

Mặt khác, đói nghèo còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. thay vì con người có thể tập trung toàn bộ nguồn nhân lực cho sự phát triển thì một phần lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề đói nghèo và các vấn đề toàn cầu khác do đói nghèo mang lại.

Nghèo đói, bất công là nguyên nhân của tội phạm quốc tế (khủng bố, nạn buôn bán ma tuý và rửa tiền); nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết kéo theo đó là nạn gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn nước khan hiếm nguồn năng lượng (do sự giai tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người; lương thực, thực phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh tật nhất là đại dịch HIV/AIDS; đại dịch SARS; động đất…) ngày càng lan tràn, khó kiểm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di cư tự do đang ngày càng trở nên phức tạp.

Như vậy, đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài người. Do đó, xóa đói giảm nghèo đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:

a. Đói nghèo đối với sự phát triển kinh tế

Nghèo đói đi liền với lạc hậu, do đó xóa đói giảm nghèo là tiền đề cho sự phát triển kinh tế khi đói nghèo giảm đi những áp lực từ bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững chắc. Ngược lại, sự phát triển kinh tế là nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong công tác giảm nghèo.

Đói nghèo không những ngăn cản hộ nghèo có thể phát huy hết nguồn lực của chính họ và xã hội để có cuộc sống đầy đủ hơn, mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Hộ đói nghèo không có khả năng cho con em học vấn và có tay nghề tốt, do đó trong ngắn hạn dẫn đến hiện tượng trẻ em thất học, bỏ học về lâu dài dẫn đến giảm năng lực sản xuất của gia đình và mất cơ hội tăng thu nhập. Đói nghèo còn khiến hộ gia đình không có khả năng nuôi dưỡng con cái khoẻ mạnh, không có khả năng để hưởng thụ văn hoá, không có kinh phí chữa bệnh khi ốm đau…, do đó càng làm cho mức sống về lâu dài giảm sút hơn.

Đặc biệt, hộ nghèo hầu như không có khả năng tích luỹ cho đầu tư mở rộng sản xuất, không có tài sản thế chấp khi đi vay, khó tiếp cận thị trường tín dụng chính thức vì mức độ rủi ro khi cho họ vay cao, chi phí cho vay lớn, nên các tổ chức tín dụng ngại cho người nghèo vay. Vì không có vốn, trình độ học thức và tay nghề thấp, nên các hộ nghèo đói, hộ nghèo không có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của gia đình.

Hậu quả của tất cả các tác động kể trên là người nghèo rơi vào vòng xoáy không có lối thoát; không có điều kiện để nâng cao mức sản xuất nên không có thu nhập; không có thu nhập nên không được hưởng thụ sự đào tạo và không thể cải thiện năng lực sản xuất. Nếu không có sự hỗ trợ của xã hội và nhà nước thì vòng xoáy đó sẽ đẩy người nghèo vào con đường bần cùng hoá và ngày càng nghèo khổ hơn.

Về mặt quốc gia, đói nghèo đi liền với sự lạc hậu, là một cửa ải phải vượt qua để tiến tới một xã hội giàu có, phồn vinh và văn minh. Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cả cộng đồng dân cư, xã hội, gây trở ngại tới sự phát triển chung của đất nước. Tác động này thể hiện trên các mặt sau đây:

- Sự hiện diện của một bộ phận dân cư nghèo đói trong xã hội thể hiện tình trạng mất công bằng trong phân phối thu nhập. Nếu nhà nước và xã hội không tìm cách làm giảm nhẹ tình trạng bất công bằng này, thì đến một lúc nào đó sẽ làm phát sinh mâu thuẩn và bất ổn xã hội, phá vỡ trạng thái bình thường của nền kinh tế, làm giảm hiệu quả phát triển kinh tế, thậm chí có thể dẫn tới đỗ vỡ, suy thoái, chiến tranh và nghèo khổ chung của cả nước.

- Xét về mặt xã hội, việc con em hộ nghèo không được đào tạo nghề đầy đủ, một mặt làm giảm năng suất lao động xã hội nói chung, mặt khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, vừa làm tăng gánh nặng cho Nhà nước, xã hội, vừa giảm năng lực sản xuất của đất nước. Hơn nũa, các nguồn lực gia đình của người nghèo, nếu bị bỏ quên cũng làm cho năng lực sản xuất của quốc gia xa rời mức sản xuất tiềm năng.

b. Đói nghèo đối với sự phát triển xã hội

Việc thực hiện xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng không những đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

Biểu đồ 1.1: Thể hiện vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói

Nguồn: NXB Nông Nghiệp (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Nghèo đói Bệnh tật Ô nhiễm môi trường Tệ nạn xã hội

Gia tăng dân số

Suy dinh dưỡng

Như vậy, từ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói lại kéo theo cái vòng luẩn quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một địa phương. Vì vậy muốn cho đất nước, địa phương phát triển chúng ta phải phá vỡ các mắt xích cơ bản như hạn chế gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng của nhân dân, hạn chế sự thất học, nâng cao trình độ dân trí. Để đảm bảo phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn đó thì chúng ta phải tháo gỡ từng mắc xích cụ thể chứ không làm chung ồ ạt được.

c. Đói nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội

Hầu hết những hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh với nước bạn, vùng sâu vùng xa. Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập về kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, từ đó có thể phát sinh những tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội. Do đó thực hiện tốt công tác giảm nghèo giúp nhân dân an tâm trong sản xuất và trong đời sống, góp phần giữ vững được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước.

d. Đói nghèo đối với vấn đề văn hóa

Việt Nam đang tập trung phát triển nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu phát triển nền văn hóa, cần xác định rằng: đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hóa xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng người trong cuộc sống sinh hoạt văn hóa. Ở một trình độ văn hóa thấp, đói nghèo luôn là nổi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti, sùng bái những tư tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hóa và nhân cách con người.

Chính vì vậy, đẩy nhanh thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo là một yếu tố quan trọng nâng cao đời sống người dân, làm cho nền văn hóa phát triển cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 28 - 33)