7. Bố cục đề tài
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện dẫn đến tình trạng tăng dân số cơ học với chất lượng cuộc sống thấp, gây áp lực lớn trong việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, trong đó có công tác giảm nghèo.
- Trình độ học vấn của người nghèo nói chung còn thấp nên việc tiếp thu kiến thức xã hội cũng như kỹ năng nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong lao động thiếu tác phong công nghiệp, chưa thích nghi được với môi trường công nghiệp hóa, một số hộ nghèo lười lao động hoặc chỉ muốn làm công việc nhẹ nhàng, có tư tưởng trông chờ ỷ lại, thiếu ý thức phấn đấu để vươn lên thoát nghèo.
- Số hộ nghèo thường rơi vào những hộ gia đình chính sách, gia đình tàn tật, thường xuyên đau ốm, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, người già…nên không có sức lao động, không có thu nhập hay thu nhập thấp dẫn đến khó có khả năng thoát nghèo.
- Kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số lĩnh vực còn thấp, chất lượng tăng trưởng chưa cao, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thấp so với trung bình của tỉnh. Do vậy, khả năng huy động các nguồn lực để giải quyết các mục tiêu trong công tác giảm nghèo còn hạn chế.
- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở chưa thật sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo nên thiếu sự hoạch định chính sách và đầu tư cho công tác này. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng, các cơ quan đơn vị trên địa bàn cùng tham gia công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa phát huy hết được nguồn lực, tiềm năng sẵn có để thực hiện công tác giảm nghèo, thành viên Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo đa số hoạt động kiêm nhiệm, hạn chế về thời gian và năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo, có thành viên chưa quan tâm sâu sát cơ sở được phân công phụ trách.
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo ở một số xã đa số chưa được đào tạo chuyên môn, lại luôn thay đổi có nơi kiêm nhiệm nhiều việc khác, chế độ phụ cấp còn quá thấp nên chưa động viên được tinh thần tích cực trong công việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Đăk Mil trong thời gian qua, như về diện tích, dân số, cơ cấu các ngành kinh tế… Nội dung chính của chương là nêu được thực trạng về nghèo của huyện giai đoạn 2011-2014. Trong những năm qua, đời sống của người nghèo đã từng bước được cải thiện, công tác giảm nghèo của huyện đã được nhiều kết quả tốt, góp phần tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên công tác giảm nghèo vẫn còn một số tồn tại hạn chế, số hộ thoát nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo phát sinh và nguy cơ tái nghèo cao, công tác tổ chức thực thiện còn nhiều bất cập…, từ đó nêu được các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, có những đề xuất những phương hướng giải pháp trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN ĐĂK MIL THỜI GIAN ĐẾN