Huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 41 - 43)

7. Bố cục đề tài

1.4.2.Huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh

Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trước đây được nhiều người biết đến về sự nghèo nàn lạc hậu. Gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10 - 12%, bình quân thu nhập đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 42,64% (năm 2006) xuống còn 14,05% không còn hộ đói. Khi nhìn lại những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn chiếm hơn 70% số dân. Thời đó, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích canh tác ít, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém, để đưa

nhân dân thoát khỏi đói nghèo thực sự là một thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền địa phương.

Cuộc sống mới được đánh dấu bằng một mốc son khi Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác xóa đói giảm nghèo vào năm 2000. Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, huyện tiến hành tổng mức điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn của địa phương. Huyện từng bước tiếp cận người nghèo, xây dựng một mô hình tầng lớp nhân dân. Từ những kinh nghiệm đúc rút được, huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăn cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu dương các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong huyện.

Với những kinh nghiệm và bài học có được từ hơn 10 năm nay chính quyền huyện đã nhận thức sâu sắc công cuộc xóa đói giảm nghèo là phải biết phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, mở rộng ngành nghề, đồng thời tranh thủ tốt sự hỗ trợ, đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài. Xuất phát từ quan điểm đó, huyện đã xây dựng cụ thể các chương trình, mục tiêu, xác định rõ các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, đồng thời tập trung thực hiện việc chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Theo đó vùng đồng bằng ven quốc lộ 1A tập trung thâm canh lúa, phát triển dịch vụ sau thu hoạch và chăn nuôi lợn, vùng núi phát triển kinh tế vườn đồi, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, công nghiệp ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi trâu bò, vùng ven biển khai thác thế mạnh nuôi trồng thủy sản, hình thành các tổ hợp, cơ sở chế biến, vùng trung tâm phát triển các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp gắn với khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng.

Với những cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân dân huyện Kỳ Anh, trong giai đoạn 2006-2013, Chương trình Giảm nghèo bền vững ở Kỳ Anh đã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: tổ chức đào tạo nghề cho hơn 5 ngàn lượt người, giải quyết việc làm cho 14.585 người; cấp 116.485 thẻ BHYT cho người nghèo và cận nghèo; hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho 7.663 lượt học sinh, sinh viên với tổng số tiền trên 3.840 triệu đồng; hỗ trợ làm hơn 2.000 nhà ở với tổng số tiền hỗ trợ trên 45 tỷ đồng, cho 1.892 hộ nghèo và cận nghèo vay trên 15 tỷ đồng làm nhà ở; cho gần 12.000 hộ vay gần 120 tỷ đồng để phát triển sản xuất; hỗ trợ gần 13.258 triệu đồng tiền điện thắp sáng; tặng 958 con bê nghé, 300 chiếc tivi, 1.700 suất quà…

Ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp, các chương trình giảm nghèo đã và đang phát huy hiệu quả tốt. Theo đó, đến cuối năm 2013, toàn huyện đã có 7.168 hộ nghèo được vay vốn với số dư nợ đạt 119.560 triệu đồng, các nguồn vốn được cho vay cơ bản đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, giúp các đối tượng cải thiện sinh kế, phát triển sản xuất để thoát nghèo bền vững. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Chương trình 135 đã hỗ trợ 80.188 triệu đồng và Chương trình 106 đã đầu tư gần 65.027 triệu đồng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho các xã khó khăn được hưởng lợi…, các hoạt động văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến, an ninh quốc phòng được giữ vững ổn định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 41 - 43)