Thực trạng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 69 - 71)

7. Bố cục đề tài

2.3.3. Thực trạng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo được xác định là giải pháp chủ lực tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn buôn bán, sản xuất, tạo việc làm nâng dần mức sống đề vươn lên thoát nghèo. Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay hộ nghèo được thực hiện thông qua kênh trực tiếp tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện Đăk Mil và kênh ủy thác của các hội đoàn thể. Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện đã phối hợp với các hội đoàn thể cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi để làm ăn, cho các chủ dự án trên địa bàn vay vốn từ nguồn giải quyết việc làm để phát triển sản xuất kinh doanh để thu hút lao động.

Để quản lý tốt nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, huyện Đăk Mil đã thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội huyện, do ông Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, các thành viên gồm Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện, các hội đoàn thể của

huyện và một số trưởng các phòng trực thuộc huyện quản lý và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Ban đại diện có chức năng định hướng trong việc xét chọn đối tượng vay, quản lý vốn, xử lý nợ…

Bảng 2.17: Kết quả giải ngân vốn vay xóa đói giảm nghèo huyện Đăk Mil giai đoạn 2011-2014

Đơn vị tính: ngàn đồng

Stt Đơn vị

Kết quả thực hiện Tổng cộng Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền 1 Thị Trấn Đăk Mil 25 625 18 450 15 450 14 420 72 1.945 2 Xã Thuận An 64 1.600 49 1.225 32 960 32 960 177 4.745 3 Xã Đăk Săk 156 3.900 142 3.550 91 2.730 87 2.610 476 12.790 4 Xã Đăk Găn 179 4.475 153 3.825 106 3.180 108 3.240 546 14.720 5 Xã Đăk R'la 61 1.525 56 1.400 57 1.710 52 1.560 226 6.195 6 Xã Đăk Lao 45 1.125 37 925 22 660 19 570 123 3.280 7 Xã Đức Mạnh 67 1.675 48 1.200 31 930 38 1.140 184 4.945 8 Xã Đức Minh 150 3.750 98 2.450 63 1.890 56 1.680 367 9.770 9 Xã Đăk N'drót 96 2.400 72 1.800 51 1.530 63 1.890 282 7.620 10 Xã Long Sơn 30 750 40 1.000 22 660 29 870 121 3.280 Tổng cộng 873 21.825 713 17.825 490 14.700 498 14.940 2.574 69.290

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đăk Mil

Nguồn vốn nội lực trong nhân dân thông qua các mô hình vận động tự quản của các hội đoàn thể đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo. Trong đó, hiệu quả nhất là mô hình “tổ góp vốn quay vòng”, “thu gom rác thải có thể tái chế” của hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, liên đoàn lao động tổ chức huy động vốn nội bộ quay vòng vừa nhằm giáo dục tuyên truyền ý thức tiết kiệm trong hội viên vừa huy động được nguồn vốn để hỗ trợ cho các hộ vay không lấy lãi, trong đó ưu tiên cho các hộ nghèo vay

giúp phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, các nguồn vốn hỗ trợ thông qua các dự án như: vốn sự nghiệp kinh tế, vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, vốn từ các chương trình mục tiêu về y tế, dân số, trẻ em,…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)