Hướng dẫn cách làm ăn, nhân rộng mô hình, chuyển giao kỹ thuật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 87 - 88)

7. Bố cục đề tài

3.3.2.Hướng dẫn cách làm ăn, nhân rộng mô hình, chuyển giao kỹ thuật

thuật cho người nghèo.

Bằng các biện pháp như: khai thác, mở rộng thị trường, liên kết với các đơn vị trong tỉnh, trong nước để tìm kiếm các thị trường xuất khẩu sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ vốn, đào tạo và hướng dẫn các ngành nghề như chế biến sản phẩm nông nghiệp, hàng mỹ nghệ, đồ mộc… góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người nghèo.

Tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận và tiếp thu những kỹ thuật sản xuất tiên tiến, rèn luyện kỹ năng và phương pháp làm ăn với những mô hình thiết thực nhất, đơn giản và có hiệu quả.

Thực hiện các chương trình phối hợp, lồng ghép các dự án đầu tư phát triển ngành, khu vực để tổ chức chuyển giao kỹ thuật công nghệ như: kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, ếch; bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thụ công nghiệp theo công nghệ mới.

Một giải pháp thiết thực là thay vì hỗ trợ tiền mặt cho hộ nghèo thì tăng cường nghiên cứu đặc điểm lao động, kinh tế, đặc điểm nghề của lao động trong hộ nghèo để trao phương tiện sinh kế phù hợp, giúp hộ nghèo có điều kiện sản xuất, làm ăn buôn bán vươn lên thoát nghèo.

Nhân rộng, phổ biến các mô hình, kinh nghiệm giải quyết việc làm, giảm nghèo hiệu quả, đặc biệt mô hình hội đoàn thể giúp hộ nghèo làm kinh tế, hỗ trợ xóa nhà tạm, cải thiện điều kiện sinh hoạt… Tổ chức cho người nghèo thăm quan học tập những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong và ngoài tỉnh. Cán bộ tham gia chương trình giảm nghèo nghiên cứu các mô hình thích hợp để phổ biến cho hộ nghèo, người nghèo ở địa phương.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 87 - 88)