Giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 86 - 87)

7. Bố cục đề tài

3.3.1. Giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Gắn chương trình phát triển nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Hướng nghiệp cho lao động nghèo cần chú ý gắn liền với các ngành phát triển kinh tế. Chú trọng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau, nhằm phát triển đồng bộ các chương trình đào tạo, hướng nghiệp cho người lao động tại địa phương. Giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, phấn đấu hàng năm đào tạo việc làm cho khoảng 300 lao động trong hộ nghèo.

Tăng cường liên kết không gian kinh tế, mở rộng giao lưu thương mại giữa Đăk Mil, các huyện lân cận và các Trung tâm công nghiệp của tỉnh. Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư và xuất khẩu lao động.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền về xã hội hóa trong giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đầu tư và mở rộng, thành lập nhiều cơ sở, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn. Chú trọng công tác đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn cho người nghèo theo hướng phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động và cung cấp lao động có tay nghề cho Trung tâm cụm công nghiệp Thuận An Đăk Mil và các thành phần kinh tế trong huyện. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước về dạy nghề miễn phí, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, giới thiệu tìm việc làm sau học nghề… cho lao động hộ nghèo để thu hút người nghèo trong độ tuổi lao động tích cực tham gia học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định. Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên là bộ đội xuất ngũ, lao động thuộc hộ di dời, giải tỏa.

Khảo sát, điều tra, tổng hợp và phân loại trình độ học vấn, kỹ năng, năng khiếu của từng người lao động trong hộ nghèo để tổ chức đào tạo nghèo cho phù hợp với sở trường của từng lao động và các điều kiện cụ thể của từng

loại nghề, phối hợp với các trường dạy nghề tổ chức đào tạo nghề với các hình thức đa dạng như: vừa học vừa làm, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo cấp độ nghề khác nhau, từ nghề đơn giản, ngắn hạn (nấu ăn, cắt tóc, may mặc…) đến các nghề kỹ thuật cao, đào tạo tập trung, dài hạn.

Các hội đoàn thể, các địa phương vận động các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh bảo trợ, đỡ đầu dưới các hình thức vừa học vừa làm, kèm cặp, đào tạo tại chỗ… giúp đỡ người lao động nghèo có nghề, có việc làm, thu nhập ổn định.

Tổ chức hợp đồng liên kế đào ra lực lượng lao động sau đào tạo nghề giữa Trung tâm dạy nghề của huyện với Trung tậm cụm công nghiệp Thuận An và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, giao Trung tâm giới thiệu việc làm tư vấn miễn phí cho người lao động để tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm nghèo tại huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)