7. Bố cục đề tài
3.3.4. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịnh vụ
dịnh vụ xã hội
a. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo
Lồng ghép thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và cho người nghèo nói riêng. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hướng dẫn người nghèo tự chăm sóc sức khỏe, thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn sạch, uống sạch. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường đầu tư hỗ trợ hộ nghèo kinh phí để cải tạo bếp, công trình vệ sinh, lắp đặt hệ thống nước sạch sử dụng để đảm bảo sức khỏe.
Cải cách thủ tục hành chính, thủ tục khám chữa bệnh cho người nghèo, đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận một cách thuận lợi trong việc khám chữa bệnh, miễn giảm viện phí, điều trị các bệnh nan y. Thực hiện có hiệu quả các chương trình phòng chống các loại bệnh xã hội, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh lớn. Đồng thời, cần có những biện pháp chế tài xử lý những trường hợp nhân viên ngành y tế có thái độ xem thường người nghèo, phân biệt đối xử khi người nghèo sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo trong khám chữa bệnh. Đảm bảo 100% người nghèo đang còn trong chương trình cũng như những hộ nghèo đã thoát nghèo trong 01 năm tiếp theo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Đề xuất tỉnh và trích ngân sách huyện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người bị bệnh hiểm nghèo, mắc bệnh nặng có điều kiện hoàn cảnh khó khăn…
Bảng 3.2. Dự kiến nguồn lực để đảm bảo cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo của huyện Đăk Mil trong giai đoạn 2015 – 2020
TT Năm Tổng số hộ nghèo đầu năm Tổng số khẩu nghèo đầu năm Số người cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí Mệnh giá mua thẻ bảo hiểm y tế (đồng/thẻ/năm) Số tiền (đồng) 1 2015 1.684 7.515 7.515 621.000 4.666.815.000 2 2016 1.233 6.165 6.165 621.000 3.828.465.000 3 2017 806 4.836 4.836 621.000 3.003.156.000 4 2018 386 2.316 2.316 621.000 1.438.236.000 5 2019 0 0 2.316 621.000 1.438.236.000 Tổng cộng 14.374.908.000
Tích cực vận động, tranh thủ các tổ chức y tế thế giới và trong nước, các hội đoàn thể tổ chức tư vấn, khám chữa bệnh cho người nghèo. Hàng năm, ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí cho các hội đoàn thể để phối hợp tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, các bệnh phụ khoa, ung thư vú, ung thư cổ tử cung của phụ nữ… để đề xuất tỉnh và vận động cộng đồng hỗ trợ kinh phí để khám chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em nghèo bị bệnh.
Tăng cường củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trạm y tế của các xã, thị trấn, luân chuyện cán bộ y tế, y bác sĩ của tuyến trên tăng cường cho tuyến xã, thị trấn. Hoạt động này lồng ghép với
“Đề án nâng cấp trạm y tế cơ sở đạt chuẩn quốc gia” để đẩy mạnh các hoạt
động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
Bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo cần tăng cường các giải pháp thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình như:
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dân số, vận động toàn dân, đặc biệt là các hộ nghèo trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục thực hiện tốt pháp lệnh dân số nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh con bằng nhiều hình thức, phát triển rộng khắp công tác viên dân số để trực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn từng hộ gia đình, thông qua hệ thống truyền thông phát thanh, pano áp phích, tờ rơi…
Tăng cường lồng ghép các hoạt động truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản với các hoạt động truyền thông trong chương trình y tế dự phòng của ngành y tế nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như kết quả thực hiện chương trình.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể với công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tại địa phương. Xây dựng các quy ước, hương ước tại khu dân cư, thôn, bon, bản, tổ dân phố về sinh đẻ
có kế hoạch. Thường xuyên tuyên dương khen thưởng kịp thời những cá nhân và hộ gia đình nghèo thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình tiêu biểu, ít con, con cái học hành đến nơi đến chốn, chăm lo làm ăn vươn lên thoát nghèo để nêu gương cho các hộ nghèo khác. Đồng thời, cần nhắc nhở, có những biện pháp phù hợp với những gia đình nghèo nhưng không thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, sinh nhiều con…
b. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo
Giữ vững và phát huy kết quả phổ cập giáo dục, chống mù chữ. Lồng ghép hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề vào các chương trình phổ thông. Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích học sinh nghèo học các trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, các trường trung học chuyên nghiệp. Duy trì và phát triển nhân rộng các lớp học linh hoạt thông qua mạng lưới trung tâm hướng nghiệp dạy nghề - giáo dục thường xuyên của huyện, các trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn, các lớp học tình thương, lớp sau xóa mù chữ, bổ túc văn hóa cho người lớn tuổi nhằm không ngừng nâng cao dân trí, tạo cơ sở cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế của huyện nói chung cũng như công tác giảm nghèo nói riêng.
Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo, đảm bảo 100% học sinh nghèo (học sinh con hộ nghèo đã thoát nghèo trong thời gian 2 năm) các cấp học được miễn giảm học phí, học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn ưu đãi để học tập.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy hiệu quả các phong
trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Tộc họ hiếu học”… vận động các cơ
quan đơn vị, Ủy ban mặt trận tổ quốc, các hội đoàn thể và các trường học trên địa bàn mở rộng quy mô và hiệu quả các loại quỹ như: “Quỹ vì người
nghèo”, “Quỹ khuyến học, khuyến tài”, “Quỹ tiếp sức học sinh nghèo”… để
em hộ nghèo đến trường, không để có trường hợp bỏ học vì hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn.
Chăm lo đời sống văn hóa: chú trọng xây dựng và phát triển phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, vừa coi đây là việc làm lâu
dài cùng với việc nâng cao dân trí cho người nghèo, vừa để chủ động đấu tranh hạn chế và loại bỏ dần những mặt tiêu cực và mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, số đề… mà người nghèo thường hay mắc phải.
c. Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt
Trợ giúp cho hộ nghèo chưa có nhà ở ổn định hoặc nhà tạm bợ, hư hỏng nặng có nhà ở ổn định để tập trung lao động sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Phấn đấu đến đầu năm 2019 xóa hết nhà tạm trên địa bàn, tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo kinh phí xây dựng nhà “đại đoàn kết” và sửa chữa nhà cấp 4 xuống cấp.
Đề nghị tỉnh ưu tiên cho những hộ nghèo hiện đang ở nhà thuê, ở nhà nhờ, nhà ở chật hẹp đông nhân khẩu đang bức xúc về nhà ở… bố trí cấp đất ở không thu tiền sử dụng đất, bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh, huy động và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho hộ thuộc diện nêu trên.
Tăng nguồn đầu tư ngân sách nhà nước để bổ sung vốn vay cho Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Đăk Mil để cho hộ nghèo vay sử dụng vào các mục đích như: xây dựng, sửa chửa nhà ở, xây dựng sửa chữa công trình vệ sinh, công trình điện, nước…
Ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp tập trung vận động quỹ “ Vì người nghèo” để tăng nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở. Bắt điện, nước cho các hộ gia đình nghèo… Phấn đấu vận động quỹ vì người nghèo mỗi năm được từ 2 đến 3 tỷ đồng.
Bảng 3.3: Dự kiến nguồn lực để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo huyện Đăk Mil giai đoạn 2015 – 2020
Đơn vị tính: ngàn đồng
TT Năm
Kinh phí xây dựng
mới Kinh phí sửa chữa Tổng cộng
Số nhà Số tiền Số nhà Số tiền Số nhà Số tiền 1 2015 25 625.000 50 750.000 75 1.375.000 2 2016 30 750.000 50 750.000 80 1.500.000 3 2017 30 750.000 50 750.000 80 1.500.000 4 2018 20 500.000 50 750.000 70 1.250.000 5 2019 10 250.000 50 750.000 60 1,250.000 Tổng cộng 115 2.875.000 250 3.750.000 365 6.625.000
Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Đăk Mil
d. Chính sách trợ giúp pháp lý
Khảo sát nhu cầu và tổ chức các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho những hộ nghèo có nhu cầu về các lĩnh vực: đất đai, nhà ở, thừa kế, hổ khẩu, hôn nhân gia đình, lao động việc làm, chế độ chính sách… dưới các hình thức như tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của các xã, thị trấn, qua hoạt động của các thôn, bon, bản, tổ dân phố. Qua hình thức sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội nhóm của các hội đoàn thể, định kỳ tổ chức các đợt truyền thông tư vấn trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn và các khu dân cư. Nhằm giúp người nghèo, hộ nghèo tiếp cận được thông tin chính sách, pháp luật, về những lĩnh vực liên quan, đảm bảo cho người nghèo chấp hành đúng cũng như thụ hưởng quyền lợi chính đáng do pháp luật, chính sách nhà nước mang lại.