6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT
HTTTKT là một HTTT, bao gồm đầu vào, quy trình xử lý, đầu ra. Xuất phát từ quan điểm thông tin đầu ra của HTTTKT phục vụ cho các bộ phận, cá nhân bên trong và bên ngoài tổ chức- đƣợc gọi chung là ngƣời sử dụng thông tin, một HTTTKT đáp ứng đƣợc tốt nhất yêu cầu của những ngƣời sử dụng để họ thực hiện tốt công việc thì hệ thống đó có thể đƣợc xem là hiệu quả (Sajady và Dastgis, 2008)[44]. Do đó, sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông tin sẽ là một trong những nhân tố quyết định để đánh giá hiệu quả của HTTT nói chung và HTTTKT nói riêng.
DeLone và McLean (1992) nêu ra ba lập luận để giải thích lý do của việc sử dụng rộng rãi thang đo về sự hài lòng của ngƣời sử dụng trong đo lƣờng hiệu quả của một HTTT. Thứ nhất, sự hài lòng của ngƣời sử dụng (bao gồm ngƣời sử dụng thông tin và những ngƣời vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống) có mối liên hệ trực tiếp nhất với tính hiệu quả của HTTT. Một cách trực quan, có thể thấy mục đích tồn tại của HTTT là nhằm cung cấp thông tin cho những ngƣời sử dụng. Do vậy, trong trƣờng hợp ngƣời sử dụng không đánh giá cao hoặc không hài lòng với thông tin đƣợc cung cấp thì khó có thể xem HTTT đó là hiệu quả. Thứ hai, là sự phát triển của các công cụ đo lƣờng tin cậy và hợp lý về sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông tin. Thứ ba, là sự hạn chế của những công cụ khác để đo lƣờng HTTT hiệu quả. Vì vậy, sự hài lòng của ngƣời sử dụng đƣợc xem nhƣ là một thƣớc đo quan trọng để đánh
giá hiệu quả của HTTT (Seddon, 1997; DeLone và McLean, 1992, Nicolaou, 2000…).[14]
Tính đến nay, trên thế giới có một số nghiên cứu tiêu biểu đã xây dựng mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTT nhƣ của tác giả DeLone và McLean (1992, 2003), Sedera và cộng sự (2004),…; một số nghiên cứu thực nghiệm khác vận dụng mô hình đã đƣợc xây dựng có điều chỉnh trong thực tế để kiểm tra mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng nhƣ nghiên cứu của tác giả Iivari và cộng sự (2005), McGill và Klobas (2003), Halawi và cộng sự (2007), Ilias và Razak (2011), …[18,19,25,27,28,37,48]
Một số nghiên cứu vận dụng mô hình sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTT trong điều kiện Việt Nam nhƣ nghiên cứu của tác giả Ngụy Thị Hiền, Phạm Quốc Trung (2013), Nguyễn Hữu Hoàng Thọ (2012), Nguyễn Duy Thanh (2015), …[2,4,5,8,9]
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã và đang nghiên cứu về các nhân tố tác động đến HTTT. Tuy nhiên, HTTTKT cũng mang những nét đặc thù riêng đòi hỏi phải đi sâu tìm hiểu mô hình đặc trƣng và có những khác biệt với những nghiên cứu chung về HTTT khác. Vì số lƣợng các nghiên cứu về sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT còn hạn chế, chủ yếu là mô hình lý thuyết và một số mô hình khác vận dụng trong loại hình đơn vị đặc thù, nên nghiên cứu này cũng nhằm bổ sung mô hình lý thuyết và thực tiễn về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT tại các doanh nghiệp.