6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.6. Nhận thức về tính hữu ích
Sự hài lòng của ngƣời sử dụng còn đƣợc quyết định bởi chính nhận thức của họ về tính hữu ích và hiệu quả mà HTTTKT mang lại. Đó là nhận thức hay cảm nhận của ngƣời sử dụng về vai trò của HTTTKT trong việc hỗ trợ ra quyết định, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, giảm chi phí, tạo ra
việc làm, tạo ra sự thoải mái trong công việc, tiết kiệm thời gian,…(DeLone và McLean,1992)[18]. Nhiều nghiên cứu (Kim, 1989; DeLone và McLean, 1992) [18,30] chỉ ra rằng sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTT còn phụ thuộc vào cảm nhận của họ về tính hữu ích của hệ thống hay nhận thức về hiệu quả của hệ thống. Theo tổng kết các nghiên cứu từ năm 1992- 2007 của Petter và cộng sự (2008), các nhân tố liên quan đến nhận thức, mong muốn và kỳ vọng của ngƣời sử dụng về hiệu quả mà hệ thống có tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của họ đối với hệ thống (11/11 nghiên cứu).[41]
Bảng 1.6. Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường nhận thức về tính hữu ích
Tác giả Mô tả đo lƣờng
Davis và cộng sự (1989) (1) Làm việc nhanh hơn; (2) Tăng năng suất lao động; (3) Nâng cao hiệu quả công việc; (4) Cải thiện hiệu suất công việc; (5) Công việc dễ dàng hơn; (6) Hữu ích
Seddon và Kiew (1994) (1) Thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn; (2) Cải thiện hiệu suất công việc; (3) Nâng cao hiệu quả công việc; (4) Tăng năng suất lao động; (5) Công việc dễ dàng hơn; (6) Hữu ích
Rai và cộng sự (2002) (1) Thu bài làm của các học sinh liên quan nhanh chóng; (2) Tăng hiệu suất công việc; (3) Tăng năng suất lao động; (4) Cải thiện hiệu quả công việc; (5) Làm việc dễ dàng hơn; (6) Hữu ích
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.3.7. Sự hài lòng của ngƣời sử dụng
Sự hài lòng của ngƣời sử dụng là mức độ hài lòng với các báo cáo, các trang web, và các dịch vụ hỗ trợ ngƣời dùng. Ví dụ, các công cụ đa thuộc tính đƣợc sử dụng rộng rãi nhất để đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông
tin có thể đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Ives và cộng sự (1983). D&M 1992 cho rằng sự hài lòng của ngƣời dùng là thƣớc đo duy nhất sử dụng rộng rãi để đo lƣờng sự thành công của HTTT. [18,29]
Bảng 1.7. Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường sự hài lòng của người sử dụng
Tác giả Mô tả đo lƣờng
Sanders, Courtney và Loy (1984)
(1)Sự hài lòng tổng thể; (2)
Sự hài lòng của việc ra quyết định Baroudi, Olson, Ives
(1986)
(1) Sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông tin
Lehman và cộng sự (1986)
(1) Sự hài lòng với phần mềm; (2) Sự hài lòng với phần cứng
Lucas (1981) (1) Sự thích thú; (2) Sự hài lòng
Seddon & Kiew (1994) (1) Đầy đủ; (2) Có hiệu quả; (3) Có hiệu suất; (4) Hài lòng
DeLone & McLean (1992)
(1) Sự hài lòng với chi tiết cụ thể; (2) Đáp ứng tổng thể; (3) Đo lƣờng từng chỉ tiêu; (4) Đo lƣờng nhiều chỉ tiêu; (5) Sự hài lòng với thông tin; (6) Sự khác biệt giữa thông tin cần có và thông tin nhận đƣợc; (7) Sự vui thích; (8) Sự hài lòng với phần mềm; (9) Sự hài lòng trong việc ra quyết định.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Ở chƣơng 1, tác giả đã khái quát về HTTTKT bao gồm khái niệm, bản chất, các yếu tố cấu thành, chức năng và phân loại của HTTTKT trong doanh nghiệp.
Quan điểm về sự hài lòng của ngƣời sử dụng và sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT đƣợc trình bày tiếp theo ở chƣơng này. Với việc nghiên cứu về sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông tin, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã tập trung vào đề tài này nhằm thông qua đó đánh giá hiệu quả HTTT.
Dựa trên tổng hợp lại các nghiên cứu trƣớc, tác giả xác định các nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT bao gồm chất lƣợng thông tin, chất lƣợng hệ thống, chất lƣợng dịch vụ, sử dụng hệ thống, chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán, nhận thức về tính hữu ích để giúp ngƣời đọc có cái nhìn bao quát hơn. Từ đó làm cơ sở lựa chọn nhân tố nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu thích hợp trong chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU