Hàm ý kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 82 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.5.1. Hàm ý kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi 3 nhân tố: Chất lƣợng hệ thống, Chất lƣợng thông tin và Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán. Trong đó, Chất lƣợng thông tin là nhân tố có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng, tiếp đến là chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán và cuối cùng là chất lƣợng hệ thống.

Nhân tố Chất lƣợng hệ thống và Chất lƣợng thông tin tác động tích cực đến Sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT phù hợp với cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của các nghiên cứu trƣớc. Điều này hƣớng nhà quản trị đến việc cần chú trọng cải thiện nhân tố Chất lƣợng hệ thống và chất lƣợng thông tin.

Riêng đối với nhân tố Chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán, việc nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều đến Sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với HTTTKT. Đây là một phát hiện mới của nghiên cứu, hàm ý rằng chất lƣợng đội ngũ làm công tác kế toán có tốt và ổn định thì sự hài lòng của ngƣời sử dụng sẽ tăng, đồng thời hiệu quả HTTTKT cũng đƣợc cải thiện. Với phát hiện này, nhà quản trị doanh nghiệp cần chú trọng tuyển dụng những ngƣời làm công tác kế toán, kế toán viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trình

độ công nghệ thông tin phù hợp với vị trí tuyển dụng. Việc tìm đƣợc kế toán viên, ngƣời làm công tác kế toán phù hợp với tất cả yêu cầu của doanh nghiệp đôi khi cũng khá khó khăn, vì vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn ứng viên phù hợp nhất để đào tạo, cập nhật, bổ sung kiến thức theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn cho ngƣời làm công tác kế toán trong quá trình làm việc.

Kết quả cũng cho thấy không có sự tác động trực tiếp của biến Nhận thức về tính hữu ích (PU) đến biến Sự hài lòng của ngƣời sử dụng (US). Kết quả này không phù hợp với cơ sở lý thuyết và thực tiễn của các nghiên cứu trƣớc. Tuy nhiên, mô hình còn thể hiện tác động gián tiếp của biến Nhận thức về tính hữu ích (PU) đến Sự hài lòng của ngƣời sử dụng (US) thông qua tác động đến Chất lƣợng hệ thống (SQ). Điều này xảy ra là do:

Nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, chƣa đƣợc nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu và chƣa đƣợc nhìn nhận rõ ràng, đầy đủ. Nhà quản trị nhìn nhận về lợi ích và tác động của HTTTKT đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khá mơ hồ, vì vậy chƣa chú trọng đến việc cải thiện và nâng cao chất lƣợng HTTTKT.

Hơn nữa, việc đầu tƣ vào HTTTKT là một vấn đề lớn, cần nhiều thời gian, công sức và nguồn vốn. Tuy nhiên, hiệu quả không rõ ràng, tức thời cũng ngăn cản các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam với tiềm lực kinh tế hạn chế tập trung tìm hiểu và cải thiện HTTTKT.

Nhƣ vậy, Nhân tố Nhận thức về tính hữu ích cũng là một trong những nhân tố có tác động đến Sự hài lòng của ngƣời sử dụng thông qua tác động đến Chất lƣợng hệ thống, điều này có ý nghĩa rằng nhận thức của ngƣời quản lý về vai trò của HTTTKT đối với tổ chức qua việc hỗ trợ hoạt động quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả, kết nối các hoạt động cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống xử lý thông tin. Do đó, việc nâng cao hiệu quả của HTTTKT

thông qua cải thiện sự hài lòng của ngƣời sử dụng hệ thống cũng cần bắt đầu từ sự nhận thức đúng đắn của ngƣời lãnh đạo về vai trò của HTTTKT.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)